Đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp hạ giá phân bón
Thảo luận tại Quốc Hội sáng 8/11, Đại biểu quốc hội đề nghị có giải pháp hạ giá phân bón. Cụ thể, Đại biểu Quốc hội – bà Trần Thị Thanh Hương cho rằng: “Ngành Nông nghiệp đã và đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn”. Dễ thấy là những tác động trực tiếp từ đại dịch Covid-19 lên nông nghiệp – nông thôn và nông dân.
Tính từ đầu năm 2021, giá phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu tăng khoảng 60-80%. Theo tình hình bão giá phân bón như hiện nay. Chuyên gia dự đoán giá phân bón có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa. Giá cả tăng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất. Và giảm nguồn thu nhập của bà con nông dân.
Được biết, giá phân bón tăng giảm, nguyên liệu đầu vào chính và vấn đề lớn của ngành nông nghiệp Việt. Đồng thời, sự gia tăng của chi phí vận chuyển và tác động từ đại dịch cũng tác động đến giá.
Về vấn đề này, đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho hay:
“Giá phân bón luôn theo cơ chế thị trường, hơn nữa không tác động đến đại bộ phận người dân. Điều này chỉ tác động trực tiếp đến bộ phận người làm nông nghiệp. Về việc lập quỹ bình ổn để kiểm soát giá như xăng dầu sẽ rất khó khăn. Trong khi nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do giá nguyên liệu tăng. Để áp dụng các quy định hành chính vào thị trường chung khi Việt Nam đã có những cam kết quốc tế càng khó khả thi”.
Bởi đó bà Hương: “Đề nghị Chính phủ có giải pháp hạ giá phân bón, các mặt hàng thiết yếu nông nghiệp. Từ đó tháo gỡ khó khăn cho người nông dân”. Như vậy, để ổn định lại giá phân bón, nhà nước đang nghiên cứu về chính sách thuế.
Chuyển phân bón sang mặt hàng đối tượng chịu thuế VAT 5%
Chia sẻ từ bà Hương: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị chuyển mặt hàng phân bón. Từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) sang đối tượng chịu thuế VAT với mức thuế suất 5%. Bộ Tài chính đang soạn thảo Dự thảo nghị định theo hướng đề xuất này và đang xin ý kiến”.
Ngoài ra, về việc chuyển phân bón sang mặt hàng đối tượng chịu thuế được phân tích như sau:
- Nếu không thuộc đối tượng chịu thuế VAT: Các chi phí thuế bao gồm cả thuế VAT đầu vào được cộng hết vào giá, làm cho giá tăng lên.
- Nếu là đối tượng chịu thuế VAT: Sẽ có khấu trừ đầu vào – ra, sẽ giúp giảm giá thành. Tức, sẽ góp phần hỗ trợ giá cho người dân,…
Quy định chuyển phân bón thuộc nhóm đối tượng chịu thuế VAT với thuế suất 5%. Việc này sẽ được áp dụng ở tất cả các khâu: Nhập khẩu, sản xuất, bán buôn và bán lẻ đến tay người tiêu dùng.
Tập trung nguồn cung ứng phân bón cho thị trường trong nước
Như đã nói trên, việc bình ổn giá phân gặp nhiều khó khăn. Do đó, Thứ trưởng Bộ Công thương đề nghị: “Các doanh nghiệp cố gắng hợp lý hóa chi phí và giữ ổn định giá thành. Đặt mục tiêu phân bón Việt Nam phải được bán giá thấp hơn phân nhập khẩu“.
Bộ Công thương cũng có chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thị trường. Tránh và chống các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, tích trữ và đẩy giá phân lên cao. Thêm đó, cũng có các ý kiến chung về tập trung tháo gỡ vấn đề lưu thông và vận chuyển.
Tổng kết
Về lâu dài sẽ cắt giảm các chi phí sản xuất, tập trung nguồn cung ứng cho thị trường trong nước. Sẵn sàng chấp nhận giá cao đối với nguyên liệu nhập khẩu đầu vào. Thậm chí, có thể tạm dừng xuất khẩu. Mặc dù khó khăn, ngành Công thương và Nông nghiệp sẽ cố gắng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ. Để có những giải pháp góp phần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân. Chủ động đàm phán với các nước mà Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu sản xuất để có chính sách ưu đãi về giá.
Nguồn: Thông tin tổng hợp và cập nhật bởi TTP GLOBAL
- “Bão giá” phân bón tác động mạnh tới lợi nhuận vụ Đông Xuân 2021 – 2022
- Giải pháp cho người nông dân trong bối cảnh giá phân tăng “phi mã”