Việc canh tác trồng trọt liên tục không cho đất nghỉ ngơi là một trong những yếu tố khiến cho đất bị thoái hóa, bạc màu, đất hoang hóa, sa mạc hóa ngày càng tăng cao. Thực trạng đất bị thoái hóa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng cây trồng. Vậy đâu là biện pháp giúp cải tạo đất bị thoái hóa hiệu quả với mức chi phí thấp? Hãy cùng TTP GLOBAL tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
[lwptoc]
Đất bị thoái hóa, đất bạc màu là gì?
Đất bị thoái hóa hay còn được gọi là đất bạc màu, đất xấu,… Đây là cụm từ chỉ những loại đất đã bị mất đi các tính chất vốn có trong đất. Đất bị thoái hóa, bạc màu thường sẽ:

- Bị mất kết cấu,
- Dễ bị chặt bí,
- Nghèo chất dinh dưỡng,
- Bị giảm độ phì nhiêu,
- Trong đất không có cac vi sinh vật sống phát triển,
- Khả năng giữ nước và điều hòa nhiệt độ thấp, vì thế thường bị khô hạn hoặc ngập úng,…
Nếu trồng trọt lên loại đất bạc màu, bị thoái hóa sản lượng của cây trồng mang lại thường rất thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Các mức độ của đất bị thoái hóa
Đất bị thoái hóa, đất bạc màu được chia thành 3 mức độ thoái hoá như sau:
- Đất bị thoái hóa nhẹ – Đất sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu của thoái hóa. Do là trong giai đoạn đầu của việc thoái hóa. Bà con nông dân có thể dễ dàng cải tạo quá trình này. Và sửa chữa thiệt hại mà không phải nỗ lực nhiều.
- Đất bị thoái hóa trung bình – Trong giai đoạn này sẽ nhìn thấy rõ thoái hóa của đất. Song bà con vẫn có thể kiểm soát và phục hồi hoàn toàn vùng đất với nỗ lực vừa phải.
- Đất bị thoái hóa nặng – Đất trong giai đoạn này xuất hiện sự thoái hóa rõ ràng. Các thành phần đất bị thay đổi đáng kể. Khi bị thoái hóa nặng rất khó để hồi phục trong thời gian ngắn hoặc không thể hồi phục được.
Ảnh hưởng của việc suy thoái đất đối với con người và cây trồng
Đất trồng bị suy thoái có thể gây ra những ảnh hưởng sau:
Hạn hán – Suy thoái đất gây ra tình trạng hạn hán,khô cằn ở đất trồng.

Chất lượng đất bị thay đổi – Theo số liệu thống kê, mỗi năm có đến 80% diện tích đất suy giảm và bị ô nhiễm. Trong đó có đến 40% diện tích đất nông nghiệp bị xói mòn, lạm dụng phân bón dẫn đến tình trạng không thể tái sinh đất trồng.
Gia tăng lũ lụt – Các thành phần chất dinh dưỡng có trong đất không ngừng thay đổi. Từ đó khiến cho đất bị mất khả năng hút nước như ban đầu. Dẫn đến tình trạng lũ lụt thường xuyên.
Nguyên nhân đất bị thoái hóa, bạc màu?
Có rất nhiều yếu tố khác nhau khiến cho đất bị thoái hóa bạc màu. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân khách quan như thời tiết, thiên tai,… Nguyên nhân do con người chưa thực hiện các cách canh tác hiệu quả và các hoạt phá hủy môi trường. Cụ thể:
1. Do tự nhiên
Mưa, dòng chảy, lũ lụt, xói mòn làm thay đổi thành phần, cấu trúc địa chất của đất. Cũng như rửa trôi một lượng chất hữu cơ trong đất.
Ảnh hưởng từ thiên tại như sóng thần, núi lở, cháy rừng, bão lũ… Hay sự vận động của tầng địa chất như sông, suối thay đổi dòng chảy,..
2. Đất không có thảm thực vật che phủ
Mất lớp thảm thực vật che phủ trên mặt đất là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho đất bị thoái hóa. Đất bị phơi ra không có gì bảo vệ nên dễ bị xói mòn, rửa trôi,…
Hầu hết các loại đất đều được phủ một thảm thực vật ngoại trường các vùng sa mạc tự nhiên. Với mục đích tăng năng suất thu hoạch, đất bị cày xới lên làm ảnh hưởng đến thảm thực vật tự nhiên trên đất. Lớp đất bị phơi ra không khí không có lớp bảo vệ lại bị gió mưa, nóng lạnh của môi trường khiến đất dần bị xói mòn.

3. Do hoạt động sản xuất của con người
Việc chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc theo phương pháp bản địa. Cụ thể: cạo sạch đồi, chọc lỗ bỏ hạt.
Tuy nhiên lại không áp dụng các phương pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô. Không bón các chất hữu cơ cho đất. Điều này dẫn đến việc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đất. Khiến cho đất không còn khả năng sản xuất do thiếu dinh dưỡng, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước,…
4. Lạm dụng vào chất bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ
Việc sử dụng phân bón hóa học thay cho phân hữu cơ mang lại tác dụng nhanh hơn.Vì thế nhiều bà con nông dân lạm dụng phân bón vô cơ để tăng năng suất cho cây trồng.
Điều này khiến cho đất bị tồn đọng một lượng lớn phân vô cơ gây ra tình trạng ngộ độc đất, đất bị chua, đất kiềm, đất bạc màu,… Đồng thời lượng vi sinh vật có trong đất sẽ bị giết chết khiến cho nguồn đất mất đi độ tơi xốp và màu mỡ vốn có.
Tương tự như phân bón vô cơ, việc sử dụng quá lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng làm cho đất bị ngộ độc, thoái hóa, bạc màu, kiệt quệ chất dinh dưỡng.

5. Trồng độc canh
Một số người dân ở nhiều vùng có xu hướng trồng duy nhất một loại cây trồng có giá trị kinh tế hoặc sản lượng cây trồng cao. Tuy nhiên, việc trồng độc canh có thể khiến cho đất bị mất chất dinh dưỡng, mất kết cấu, đất bị thoái hóa bạc màu.
6. Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc
Các hoạt động sinh hoạt của con người gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề. Chất thải từ công nghiệp, nước thải từ chế biến thực phẩm, rác thải từ sinh hoạt,… Đã khiến cho đất ngày càng bị thoái hóa. Đất bị nhiễm kim loại nặng chủ yếu là do các loại rác thải của con người. Dẫn đến tình huống đất bị thoái hóa, bạc màu nhanh chóng.
7. Đất bị thoái hóa do ô nhiễm các vi sinh vật
Do hình thức canh tác độc canh kết hợp với việc lạm dụng các sản phẩm hóa học trong trồng trọt. Điều này khiến cho quần thể vi sinh vật trong đất thay đổi. Một số loại vi sinh vật có lợi trong đất bị tiêu diệt. Song các loại vi sinh vật có hại cho đất và cây trồng được hình thành và phát triển. Vì thế gây ra hiện tượng ô nhiễm các nguồn bệnh trong đất. Làm cho chất bị mất khả năng sản xuất.

Biện pháp cải tạo đất bị thoái hóa đạt hiệu quả với mức phí thấp cho người nông dân
Cải tạo đất là cách thức giúp đất có lại được những những tính chất và khả năng sản xuất như ban đầu. Bà con nông dân có thể sử dụng một số biện pháp khoa học kỹ thuật tác động các loại đất đã và đang bị suy thoái. Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất bị thoái hóa mà người dân có thể áp dụng.
Biện pháp che phủ đất
Áp dụng biện pháp che phủ đất sẽ giúp đất hạn chế bốc hơi nước. Giữ ẩm cho đất và cả cây trồng, chống gió rét và hạn. Ngoài ra cần dọn sạch cỏ dại để đất tơi xốp, thoáng khí và phân phối đều nước để chống úng thối, cây trồng phát triển tốt.
Việc che phủ đất bằng cây sẽ giúp giữ độ ẩm cho đất. Trong ngành nông nghiệp trồng trọt, việc trồng cây che phủ là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp bảo vệ hệ sinh thái đất, bảo vệ cây trồng khỏi tác động xấu của tự nhiên.
Đa dạng hóa cây trồng

Việc trồng xen canh, luân canh các loại cây trồng với một số loại cây họ đậu, cây ngắn hạn. Hoặc sử dụng thân lá và rễ của chúng để ủ phân sau khi thu hoạch. Điều này giúp cho đất được cố định đạm, tăng độ phì của đất hiệu quả.
Cải tạo đất bằng phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ là một loại phân chứa nhiều chất dinh dưỡng đối với cây trồng và đất. Việc sử dụng phân hữu cơ góp phần giúp cải thiện màu mỡ của đất vườn. Vì thế đối với những mảnh đất đang trong quá trình bị thoái hóa, bạc màu. Sau khi đã xử lý tạm thời, bà con cần bón phân hữu cơ cho đất. Phân hữu cơ sau khi được bón sẽ giúp cho đất tăng lượng mùn và độ tơi xốp. Ngoài ra còn giúp thúc đẩy sự phát triển của các loài vi sinh vật cho lợi cho đất và cây trồng.
Sử dụng phân chuồng tự ủ
Phân bò hoai mục là loại phân được đánh giá cho dinh dưỡng tốt để tiến hành cải tạo đất. Bà con nông dân cũng có thể sử dụng kết hợp các loại phân ủ từ bã bùn mía, thân chuối, bèo lục bình hoặc vỏ cà phê.
Đối với các loại phân tự ủ bà con cần lưu ý đến nguồn gốc phân, thời gian ủ, cách xử lý sơ trước khi ủ,… Do nếu ủ không đúng thời hạn hay xử lý không đúng cách phân sẽ không đạt được chất lượng như mong muốn. Mặc khác tồn tại những vi sinh vật gây hại cho đất.
Sử dụng phân hữu cơ Humic
Ngoài ra, bà con có thể lựa chọn sử dụng phân bón hữu cơ Humic để cải tạo đất bị thoái hóa, bạc màu thay cho phân chuồng tự ủ. Phân Humic kết hợp đầy đủ các thành phần dưỡng chất như Fe, Zn, Mn, K, Ca, P,… Giúp đất trồng nhanh chóng khôi phục lại hiện trạng như ban đầu. bên cạnh đó phân Humic Mỹ nhập khẩu còn mang lại những giá trị cho đất như:
- Cải thiện cấu trúc đất và hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất;
- Giảm mặn, giảm thất thoát nước cho đất;
- Giải độc hữu cơ cho đất;
- Tăng khả năng chống chịu với oxy hóa;
- Cải thiện khả năng hấp thụ của các chất dinh dưỡng của cây trồng.

Hiện phân bón hữu cơ Humic đang có các loại điển hình: Dạng lỏng, dạng hạt hòa tan, dạng bột hòa tan,… Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, hay cần sự hỗ trợ tư vấn của kỹ sư nông nghiệp về loại đất trồng của mình. Bà con vui lòng để lại thông tin dưới bài viết hoặc liên hệ ngay với TTP GLOBAL để được hỗ trợ nhanh chóng!
Tưới tiêu hợp lý
Bà con nên xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới nước hợp lý. Nhằm đề phòng mùa khô hạn và hạn chế được hiện tượng lũ lụt. Đây được xem là biện pháp vô cùng quan trọng giúp tăng độ phì nhiêu của đất đã bị thoái hóa.
Áp dụng các kỹ thuật tưới hợp lý trong quá trình trồng trọt sẽ đảm đảo được lượng nước đủ cho cây trồng và đất. Ngoài ra còn tránh việc tạo dòng chảy trên bề mặt. Như thế, đất vừa được giữ ẩm, vừa tránh được sự thất thoát nước trên bề mặt, cũng như xói mòn và rửa trôi đất khi tưới.
Trên đây là những chia sẻ của TTP GLOBAL về nguyên nhân và các biện pháp cải tạo đất bị thoái hóa, đất bạc màu. Tin rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bà con trong việc cải tạo lại sân vườn của mình. Việc quan tâm đến sức khỏe của đất trồng là điều cần thiết. Vì khi đất tốt, giàu chất dinh dưỡng mới có thể mang đến được năng suất trồng trọt hiệu quả. Chúc bà con có được những vụ mùa bội thu, sản phẩm đạt chất lượng cao. Hotline hỗ trợ tư vấn: 0938 432 788