[ Chuyên Mục Phân Humic ]

Phân Humic là gì? Tổng Quan Về Phân Humic

image_print

Phân humic được xem là loại phân hữu cơ xanh, có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất và làm tăng khả năng hấp thụ của cây trồng. Sử dụng phân humic là liệu pháp khắc phục cho nền nông nghiệp hiện nay, khi mà thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng phổ biến gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho cây trồng, đất bị nén chặt và mất cân bằng hệ sinh thái.

Phân humic là gì?

Phân hữu cơ Humic Hoa Kỳ phân phối bởi TTP Global
Phân hữu cơ Humic Hoa Kỳ – Humic Growth

Phân humic là nhóm phân bón hữu cơ có chứa thành phần chính là hỗn hợp humic như: axit humic, axit fulvic hoặc humin và kèm theo một số nguyên tố khác như N, Ca, Mg, Cu,… Hỗn hợp humic chủ yếu được chiết xuất từ than bùn, tảo biến, đạm cá, phân trùn quế, nhựa cây, than nâu,… Phân humic ảnh hưởng đến năng suất cây trồng bằng cách ảnh hưởng đến kết cấu của đất, khả năng giữ nước và tạo ra sự đa dạng của vi sinh vật.

Các thành phần chính trong phân humic

1. Humic

Humic Substances
Humic Substances

Theo Hiệp hội Chất Humic Quốc tế (IHSS), chất Humic (Humic Substances) là hỗn hợp không đồng nhất phức tạp của các vật liệu polydisperse được hình thành trong quá trình tạo mùn, quá trình này là các phản ứng hóa học và sinh hóa xảy ra trong việc phân hủy xác thực vật và vi sinh vật.

Humic (HS) chứa các nguyên tố như cacbon, hydro, oxy và nitơ với một lượng nhỏ lưu huỳnh và phốt pho. Chúng là một hỗn hợp các axit có thể được phân đoạn dựa trên sự khác biệt về khả năng hòa tan của chúng thành axit humic (HA), axit fulvic (FvA) và humin.

Trọng lượng phân tử (Mw) của các chất Humic (HS) nằm trong khoảng từ vài trăm đến hàng triệu Da (dalton). Một nghiên cứu từ Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ đã thực hiện hơn 77 vật liệu humic được lấy từ nước ngọt, đất, than bùn và than đá, mỗi loại có thành phần phân đoạn khác nhau. Đã cho thấy rằng, phạm vi đầy đủ của giá trị Mw thay đổi trong khoảng 4,7-30,4 kDa. Giá trị Mw lớn nhất được tìm thấy của axit fulvic  trong than bùn và của axit humic là ở trong đất, trong khi trọng lượng nhỏ nhất được đo đối với axit fulvic của nước sông.

2. Axit humic

cấu tạo axit humic
cấu tạo axit humic

Axit humic (Acid humic) là hợp chất có cấu tạo từ các nguyên tố C (carbon) chiếm từ 37,2 đến 75,8%, O (oxy) chiếm từ 7,9 đến 56,6%, H (hydro) chiếm từ 1,6 đến 11,7%, N (nitơ) chiếm từ 0,5 đến 10,5% và S (lưu huỳnh) chiếm từ 0,1 đến 8,3%.

Axit humic làm cải thiện đặc tính hóa học và khả năng trao đổi cation của đất. Đối với đất mặn (nhiều kiềm), axit humic hấp phụ các muối hòa tan trong đất, cản trở các cation bất lợi, làm giảm nồng độ muối và độ pH của đất, giúp cân bằng độ chua và độ mặn của đất.

3. Axit Fulvic

cấu tạo axit humic
cấu tạo axit humic

Axit Fulvic (Acid Fulvic) là hợp chất có cấu tạo từ các nguyên tố C (cacbon) chiếm từ 35,1 đến 75,7%, O (oxy) chiếm từ 16,9 đến 55,8%, H (hydro) chiếm từ 0,4 đến 7,9%, N (nitơ) chiếm 0,5 đến 8,2% và S (lưu huỳnh) chiếm 0,1 đến 3,6%.

Axit fulvic lỏng phân cực đất và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Giúp chất humic tạo thành các hệ thống trao đổi ion và tạo phức kim loại, do đó có tác dụng có lợi đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng, sự sẵn có và vận chuyển của chúng.

4. Humin

cấu tạo humin
cấu tạo humin

Humin là hợp chất có cấu tạo từ các nguyên tố C (carbon) chiếm từ 48,3 đến 61,6% , O (oxy) chiếm từ 28,8 đến 45,1% , H (hydro) chiếm 7,3 đến 14,2%, N (nitơ) chiếm 2,9 đến 6,0% và S (lưu huỳnh) 0,1 đến 0,9%.

Axit humic bao gồm tập hợp của các hợp chất chuỗi dài, trọng lượng phân tử cao, hòa tan trong kiềm, còn Axit Fulvic là một hỗn hợp của các hợp chất chuỗi ngắn, trọng lượng phân tử thấp, hòa tan trong cả dung dịch axit và kiềm. Trong khi đó, Humin có vai trò giúp tạo nên thành phần không hòa tan của humate.

Công dụng của phân humic

Phân humic có công dụng giúp tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích nội tiết tốt (hormone) làm gia tăng sự phát triển của rễ, kích hoạt khả năng bảo vệ chống oxy hóa dưới các áp lực phi sinh học khác nhau. Phân humic giúp loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại khỏi đất cũng như các hệ thống thủy sinh có thể giải quyết vấn đề suy thoái môi trường.

Humic ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của đất và cây trồng mà không gây hại đến môi trường. Do đó, phân humic trở thành một giải pháp phát triển bền vững cho sản xuất cây trồng. Ngoài ra, các đặc tính chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống viêm, giải độc và dinh dưỡng của các chất humic mở ra con đường mới cho các ứng dụng trong lĩnh vực y tế.

Các dạng phân humic phổ biến

Hiện tại, trên thị trường có 3 dạng phân humic phổ biến, đó là:

  • Phân humic dạng bột: là nhóm phân bón có hình dạng các viên khô, nhỏ li ti. Có công dụng rất tốt trong việc hoà tan và thẩm thấu vào đất nhanh hơn dạng miểng (hạt). Có ưu điểm là dễ dàng ứng dụng, có thể áp dụng để bón trực tiếp cho cây trồng hoặc trộn làm lớp đệm cho phân vô cơ khô, phân hữu cơ khô rải cho cây trồng.
  • Phân humic dạng miểng (hạt): là nhóm phân bón có hình dạng các viên khô, các viên này có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất về kích thước.Thường được dùng để bón thúc để thúc đẩy giai đoạn sinh trưởng, nuôi hoa, kết trái. Ngoài ra, cũng có thể bón gốc hoặc hoà tan với nước để tưới, trộn với các phân vô cơ khô, phân hữu cơ khô rải cho cây trồng.
  • Phân humic dạng lỏng : là nhóm phân bón ở dạng cô đặc lỏng, có đặc điểm là dễ thấp thu, có thể hoà trộn với nước và các loại phân bón lỏng khác hoặc thuốc trừ sâu để phun trực tiếp lên thân, lá cây hoặc tưới dưới gốc.

Một số lưu ý khi ứng dụng phân humic

Lợi ích mang lại của axit humic, fulvic và humin cho nền nông nghiệp ngày nay là vô số. Do đó, phân humic cũng được ứng dụng rộng rãi với nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn:

  • Phân humic có thể ứng dụng trong xử lý hạt nảy mầm.
  • Pha trộn với các loại phân hữu cơ, phân vô cơ khác.
  • Pha chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ, diệt cỏ,…).
  • Ứng dụng trong xử lý đất chua (phèn) và đất mặn (kiềm).
  • Ứng dụng trong xử lý phân huỷ các chất vô cơ.

Tuy nhiên, tất cả các ứng dụng trên phải được tham khảo ý kiến ​​của kỹ sư nông nghiệp, hoặc thử nghiệm trên quy mô nhỏ trước khi áp dụng thực hiện trên quy mô lớn.

5 Lợi ích mang lại trong việc sử dụng phân humic

1. Tăng hấp thu chất dinh dưỡng

Lợi ích nổi bật nhất của axit humic (và axit fulvic) là làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây trồng.  Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ khả năng cải tạo đất tuyệt vời mà chúng mang lại, do đó chúng được sử dụng nhiều trong việc kết hợp với các loại phân bón khác, đặc biệt là phân bón vô cơ.

Nếu không có axit humic, một số chất dinh dưỡng trong phân bón sẽ không thể tiếp cận được đối với cây trồng, dẫn đến lãng phí tiền bạc và sức khỏe cây trồng bị ảnh hưởng, giảm sút. Do đó, bổ sung phân humic rất quan trọng đối với sức khỏe của cây trồng và lợi ích kinh tế của người nông dân.

Có 2 phương thức tiếp cận chất dinh dưỡng chính đối với cây trồng là thông qua môi trường đất và thông qua lá.

Đối với phương thức tiếp cận qua môi trường đất: 

cây hấp thụ dinh dưỡng qua đất
cây hấp thụ dinh dưỡng qua đất

Axit humic được oxy hóa tự nhiên, mang lại cho chúng điện tích âm thuần. Do đó, các ion dương, còn được gọi là “cation”, bị thu hút bởi các phân tử lớn này và liên kết với chúng. “Khả năng trao đổi cation” này là một tính năng độc đáo và rất có lợi của axit humic. Các chất dinh dưỡng mà cây trồng cần, chẳng hạn như: Magie, Canxi, Sắt và các khoáng chất vi lượng khác mang điện tích dương. Vì vậy, với sự hiện diện của axit humic, các chất dinh dưỡng này được mở ra từ đất và liên kết với axit humic. Sau đó, chúng được chuyển đến bên cạnh hệ thống rễ của cây.

Hệ thống rễ cũng tích điện âm, ở điện tích âm mạnh hơn axit humic. Vì vậy, các ion dương liên kết với axit humic giải phóng để cây hấp thụ. Nếu không có hệ thống quan trọng này, nhiều chất dinh dưỡng sẽ bị giữ lại trong đất và không thể bón được cho cây trồng.

Đối với phương thức tiếp cận thông qua lá: 

cây hấp thụ dinh dưỡng thông qua lá
cây hấp thụ dinh dưỡng thông qua lá

Axit humic kết hợp với axit fulvic (là các phân tử hữu cơ chuỗi ngắn hơn) giúp tối ưu hoá việc vận chuyển chất dinh dưỡng vào cây trồng. Axit humic đóng vai trò làm tăng tính thẩm thấu vào tế bào ở thực vật. Khi màng tế bào trở nên dễ thẩm thấu hơn, các chất dinh dưỡng có thể dễ dàng đi vào cây hơn, thường được vận chuyển bởi axit fulvic.

2. Giảm độc tố

Giảm độc tố
Giảm độc tố

Axit humic không chỉ làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cây mà chúng còn loại bỏ các chất độc có hại trong đất, ngăn không cho chúng xâm nhập vào cây. Điều này rất quan trọng cho nền nông nghiệp hiện nay, khi mà vô số các chất độc đã được đưa vào trong nhiều năm qua, cụ thể là việc sử dụng quá nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu và kim loại nặng. Những chất này, làm ô nhiễm, suy giảm chất lượng đất, và nếu không có biện pháp xử lý thích hợp, chúng tiếp tục làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cây trồng.

Các phân tử humic có công dụng bắt giữ và khóa các phân tử độc hại này lại. Không giống như các chất dinh dưỡng, chúng không được cây trồng hấp thụ, và cuối cùng sẽ bị trôi đi. Quá trình quan trọng này giúp cây trồng khỏe mạnh hơn trong môi trường hiện nay.

3. Tăng khả năng giữ nước

Đất trước và sau khi bổ sung humic
Đất trước và sau khi bổ sung humic

Axit humic làm tăng khả năng giữ nước trong đất. Các loại đất sét, khô cằn nặng có tính đặc và tạo ra một môi trường không thể giữ ẩm vì khi gặp mưa, nước có thể sẽ chảy ra khỏi bề mặt và độ ẩm bên dưới vùng rễ sẽ không có đủ thông khí để di chuyển lên trong đất.

Điện tích âm của axit humic thu hút các ion dương, hoặc cation, dính vào phân tử humic. Các cation này khi gặp các phân tử nước, sẽ di chuyển hơi ra khỏi các phân tử humic và gắn vào đầu ôxy của phân tử nước. Các đầu hydro của các phân tử nước đó sau đó gắn vào các đầu hydro của các phân tử nước khác. Hiệu ứng này làm giảm lượng nước bốc hơi lên đến 30%.

4. Tăng cường sự phát triển của vi sinh vật

các vi sinh vật tăng khi bổ sung humic
các vi sinh vật tăng khi bổ sung humic

Một nghiên cứu tại Eurasian Soil Science cho thấy axit humic có ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật. Axit humic ở nồng độ 0,1 g / l đã kích thích sự phát triển của đất và các chủng vi khuẩn đường ruột (66 trong số 161 chủng) trên môi trường Czapek với glucose (1 g / l), chúng hoạt động như một chất điều hòa sự trao đổi chất của tế bào. Trên môi trường có axit humic, vi khuẩn đường ruột phát triển nhanh hơn so với môi trường phân lập trong đất.

Các nhà khoa học ngày càng nhận ra tầm quan trọng của một hệ vi sinh vật khỏe mạnh đối với môi trường đất. Có nhiều quần thể vi khuẩn đã bị tiêu diệt bởi chất lượng đất kém và nhiều thuốc trừ sâu. Axit humic hỗ trợ sự phát triển của quần thể vi sinh vật bằng cách cung cấp một nguồn carbon được dùng làm nguồn thức ăn cho vi sinh vật và tạo điều kiện môi trường cho các vi sinh vật để sinh sống. Về cơ bản chúng vừa cung cấp thức ăn, vừa cung cấp nơi ở cho các vi sinh vật có lợi, đó là lý do tại sao các quần thể vi sinh vật phát triển mạnh mẽ khi có axit humic.

5. Thay đổi cấu trúc đất tốt hơn

Humic làm thay đổi cấu trúc đất
Humic làm thay đổi cấu trúc đất

Axit humic mang cả điện tích âm và điện tích dương, cùng với kích thước phân tử rất lớn. Chính vì thế, chúng có khả năng liên kết với tất cả các hạt đất lại với nhau, tạo không gian tốt cho vi khuẩn và rễ phát triển khỏe mạnh. Dễ nhận thấy nhất là ở các loại đất có hàm lượng đất sét cao và đất chặt, nơi các hạt đất liên kết chặt chẽ với nhau. Các phân tử humic làm đứng các hạt đất sét, cho phép đất có nhiều không gian hơn để thấm nước. Hơn nữa, chúng loại bỏ muối khỏi đất sét, giúp khôi phục điện tích âm từ các hạt đất sét, buộc chúng tách rời nhau.

Gợi ý phân bón hữu cơ chứa thành phần axit humic

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại phân bón hữu cơ chứa thành phần axit humic để bổ sung cho đất và cây trồng của bạn, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sau:

1. Phân hữu cơ HUMI[K] WSG:

Đây là loại phân có hàm lượng axit humic cao nhất hiện nay, lên đến 99% (thông số từ nhà sản xuất). Tác dụng của phân humic WSG đối với đất và cây trồng:

  • Cải tạo độ phì của đất, giải độc, hạ phèn, giúp cây ra rễ mạnh và phát triển khỏe;
  • Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp cây hút các dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, tạo nên sức sống cho cây trồng;
  • Tăng tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất lợi, như hạn hán, ngập úng, sâu bệnh;
  • Tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản, giúp sản phẩm có màu sắc, hương vị và dinh dưỡng tốt;
  • Phù hợp với sản xuất hữu cơ, không gây ô nhiễm môi trường và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

2. Phân hữu cơ HUMI[K] WSP

HUMI[K] WSP là loại phân có hàm lượng axit humic lên đến 95% (thông số từ nhà sản xuất). Tác dụng của phân HUMI[K] WSP cũng tương tự như HUMI[K] WSG:

  • Cải tạo độ phì của đất, giải độc, hạ phèn, giúp cây ra rễ mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe mạnh.
  • Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp cây hút các dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học.
  • Tăng tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất lợi, như hạn hán, ngập úng, sâu bệnh.
  • Tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản, nâng cao giá trị kinh tế và thương mại.
  • Phù hợp với sản xuất hữu cơ, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

3. Phân hữu cơ HUMI[K] BIO WSG

Đây là loại phân bón được mệnh danh là tốt nhất và đắt nhất trên thị trường, vì ngoài hàm lượng humic lên đến 95% thì Humic Bio WSG còn có 5 chủng vi sinh vật Bacillus. Humic Bio WSG có những tác dụng vượt trội sau:

  • Tăng cường độ phì của đất: Phân bón hữu cơ cung cấp các chất hữu cơ và khoáng chất giúp cải tạo độ phì của đất, tạo môi trường tốt cho cây trồng phát triển.
  • Giải độc phèn, mặn: Phân hữu cơ giúp hấp thụ và loại bỏ các chất độc hại như phèn và mặn trong đất, từ đó cải thiện cấu trúc đất và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với cây trồng.
  • Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng: Phân bón hữu cơ chứa nhiều dạng dinh dưỡng có hòa tan dễ dàng, giúp cây trồng hấp thu và sử dụng hiệu quả các dinh dưỡng cần thiết để phát triển mạnh mẽ.
  • Tăng tính chống chịu cho cây trồng: Nhờ cung cấp đủ dinh dưỡng và cải thiện môi trường sống, cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều kiện bất lợi như khí hậu biến đổi, cơn bão, hay sâu bệnh.
  • Thúc đẩy hệ vi sinh vật trong đất: Phân hữu cơ giúp tăng cường số lượng và hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất, giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái đất, và kiểm soát các loại nấm khuẩn gây hại cho cây.
  • Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản: Nhờ cung cấp dinh dưỡng đa dạng và tự nhiên, phân bón hữu cơ giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, từ đó cải thiện năng suất và chất lượng của nông sản.
  • Cung cấp các thành phần trung vi lượng dễ tiêu thụ: Phân hữu cơ thường chứa nhiều loại vi lượng có lợi cho cây trồng, giúp cây phát triển mạnh và tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Phù hợp với sản xuất hữu cơ: Phân bón hữu cơ làm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng hóa chất độc hại, phù hợp với quy trình sản xuất hữu cơ và góp phần bảo vệ môi trường.

Thông qua bài viết tổng quan về phân humic, chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc của bà con nông dân về phân humic là gì? Chất humic (HS) và các thành phần cấu tạo bên trong (axit humic, fulvichumin). Hy vọng các kiến thức và thông tin trên sẽ giúp ích cho bà con nông dân trong việc áp dụng canh tác hữu cơ nhằm cải tạo đất, tăng cường khả năng hấp thụ cho cây trồng nhà mình.

Ngoài ra, bà con có thể tìm và mua các sản phẩm phân humic hoa kỳ tại website của Humic Growth hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 0938 432 788.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *