[ Kiến Thức Nông Nghiệp ]

Phân bón là gì? Phân bón có tác dụng gì đối với cây trồng?

image_print

Cây trồng có thể tự hấp thu dưỡng chất từ lá, thân cây mục, xác động vật chết hoặc chất thải động vật,… có trong đất. Song, có những chất không tốt, thiếu hoặc dư thừa ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Đây, chính là lý do mà chúng ta cần phải bổ sung phân bón cũng như tìm hiểu chi tiết “Phân bón là gì? Phân bón có tác dụng gì đối với cây và đất?”.

Tất cả những thắc mắc này đều được chuyên gia tại TTP Global giải đáp trong chia sẻ dưới dây. Hãy cùng theo dõi:

Phân bón là gì?
Phân bón là gì? 

 

Phân bón là gì?

Phân bón là những chất, hợp chất hay còn gọi là “thức ăn” do con người bổ sung cho đất và cây trồng trong quá trình sinh trưởng – phát triển. Trong phân bón thường chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu để cây sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất cao. 

Và đây cũng được xem như là thực phẩm chức năng bổ sung chất mà cây thiếu. Được bổ sung cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá. Nhờ đó, đất được cải tạo, cây được bổ sung đủ chất, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Ngoài ra, theo khái niệm của Nghị định quản lý nhà nước: “Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.

Trong phân chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác nhau. Các chất dinh dưỡng chính trong phân: đạm (N), lân (P), kali (K),…. Ngoài ra, trong phân bón còn có các nhóm nguyên tố vi lượng khác.

Phân bón được chia làm mấy nhóm chính?

Căn cứ vào sự khác biệt về nguồn gốc và quá trình sản xuất, phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, vô cơ và phân vi sinh. Và mỗi nhóm sẽ có những loại phân bón thường dùng khác nhau.

Phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ là sản phẩm có nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ chất hữu cơ, vi sinh vật, động vật hoặc thực vật (xác cây, rơm rạ),… Những sản phẩm hữu cơ thường chứa các loại chất cơ bản nhất cho cây trồng với liều – lượng vừa đủ để cải tạo đất và chất lượng cây trồng.

Phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ

Trong phân hữu cơ có các loại phân bón khác nhau:

Phân vô cơ (phân hóa học) 

Phân bón vô cơ – loại phân bón có nguồn gốc từ chất khoáng, vô cơ tự nhiên hoặc sản phẩm hóa học,… được xử lý thông qua phản ứng hóa học. Thông thường, phân hóa học có giá rẻ hơn, được sử dụng nhiều nhưng lại không mang lại lợi ích bền vững và lâu dài cho đất – cây và con người như phân hữu cơ.

Phân vô cơ (phân hóa học)
Phân vô cơ (phân hóa học)

Và các loại phân hóa học phổ biến dễ biết tới như:

  • phân đạm (N);
  • phân lân (P);
  • phân kali (K);
  • phân NPK;
  • phân đa nguyên tố;
  • phân vi lượng.

Phân vi sinh

Phân vi sinh là những phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm và chuyển hóa lân.

>> Xem thêm: Phân biệt phân bón hữu cơ, phân vô cơ và phân vi sinh

Phân vi sinh
Phân vi sinh

Tuy nhiên, ở trên thị trường phân bón hiện nay, có đa dạng các loại phân bón thương hiệu với các dạng phân bón, nguồn gốc, hình thức sản xuất, trạng thái phân cũng như cách thức bón,… khác nhau. Theo đó, cũng có nhiều cách thức phân loại nhóm phân bón dựa trên những đặc tính riêng, cụ thể:

  1. Phân loại dựa theo phương pháp và cách bón – phân bón rễ và phân bón lá;
  2. Phân loại dựa theo hợp chất – phân vô cơ và phân hữu cơ;
  3. Nguồn gốc và quy trình sản xuất – phân bón tự nhiên, phân công nghiệp, phân vi sinh, phân sinh hóa và phân bón khác;
  4. Trạng thái vật lý – phân dạng rắn và dạng lỏng (dạng dung dịch);
  5. Thành phần phân bón – phân bón đơn và phân hỗn hợp;
  6. Dựa theo giai đoạn sinh trưởng của cây – phân bón lót, phân bón thúc và phân bón kinh doanh;
  7. Theo yếu tố dinh dưỡng – phân bón đa lượng, phân trung lượng và phân vi lượng.

Thành phần tỷ lệ phân bón thường cung cấp

Trong mỗi loại phân bón, thành phần tỷ lệ chất cung cấp cho cây sẽ không giống nhau. Thông thường sản phẩm sẽ chứa các nhóm chất:

  • Chất dinh dưỡng cơ bản – nitơ, phốt pho, và kali.
  • Chất dinh dưỡng hàng 2 – canxi(Ca), sulfur (S), magiê (Mg).
  • Các vi chất vi lượng – boron (Bo), clo (Cl), mangan (Mn), sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu),…
Thành phần tỷ lệ phân bón thường cung cấp
Thành phần tỷ lệ phân bón thường cung cấp

Ngoài những yếu tố có lợi, trong phân bón cũng có những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường. Và thường được xem là yếu tố hạn chế: 

  • Các nguyên tố asen (As), cadimi (Cd), chì (Pb) và thủy ngân (Hg);
  • Vi khuẩn E. coli, Salmonella và các vi sinh vật “gây bệnh hại cho trồng – gây bệnh cho người và động vật” được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định.

Phân bón có tác dụng gì đối với cây trồng?

Mỗi người đều biết, quá trình sinh trưởng, phát triển, cũng như chất lượng và năng suất của cây trồng chịu tác động bởi nhiều yếu tố: thời tiết, sâu bệnh, hạt giống, đất đai và nước,… Trong khi, theo thời gian quá trình canh tác diễn ra, đất sẽ bị mất đi một lượng chất dinh dưỡng lớn bị tác động bởi rửa trôi, xói mòn, giông bão và nhiệt độ,… 

Và đây cũng là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định để bổ sung dinh dưỡng cho cây và đất trồng. Phân bón bổ sung dinh dưỡng, chất hữu cơ, vi sinh vật có lợi cho đất, cải tạo đất và tăng độ phì nhiêu cho đất.

Tác dụng phân bón đối với sự sinh trưởng

Phân bón là sản phẩm chính bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cây qua từng giai đoạn. Quá trình sinh trưởng bao gồm: 

  • cành, nhánh, lá ra hoa đồng loạt và tỷ lệ đậu quả cao hay thấp,
  • bộ rễ phát triển, ăn sâu, lan rộng tránh đổ ngã,… 
  • cây có đề kháng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán,…
Tác dụng phân bón đối với sự sinh trưởng cây trồng
Tác dụng phân bón đối với sự sinh trưởng cây trồng

Ngoài ra, phân bón còn tác động đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp. Tham gia trực tiếp vào quá trình phân hủy, chuyển hóa chất,… để cây hấp thu, phân giải các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

Trường hợp cây thiếu hụt phân bón, sẽ kém phát triển hoặc không phát triển tốt. Cây còi cọc, cành ít, tán lá hẹp, lá vàng, khó ra hoa và rụng trái. Đặc biệt, sâu bệnh dễ tấn công, khả năng chống chọi kém,…

Tác dụng phân bón đối với năng suất

Tiền để để mỗi mùa vụ đạt năng suất cao chính là cây trồng sinh trưởng tốt hay không. Nên ngoài việc bón đủ, TTP Global luôn nhấn mạnh về khía cạnh bón cần cân đối. Và để đạt được cả 2 tiêu chí này, người trồng cần nắm rõ, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng cũng như giống cây nhà mình. Để nhờ đó, bổ sung đúng loại – đúng liều lượng vào đúng giai đoạn phù hợp.

Tác dụng phân bón đối với năng suất cây trồng
Tác dụng phân bón đối với năng suất cây trồng

Bón phân thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Cây kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp, mất mùa, năng suất giảm,… Giai đoạn cần chú trọng chính là trước khi ra hoa và quá trình nuôi trái. 

  • Trước khi ra hoa sẽ quyết định chất lượng và số lượng hoa;
  • Giai đoạn nuôi trái sẽ quyết định trái đều và nặng ký.

Lưu ý, kể cả những cây trồng giống tốt cũng chỉ đạt năng suất cao khi sử dụng phân bón cân đối và hợp lý. Đây là nghiên cứu và phân tích chung được các chuyên gia nông nghiệp nhận định. 

Tác dụng phân bón đối với chất lượng cây trồng

Cuối cùng, yếu tố được phân tích ở đây chính là ảnh hưởng phân bón lên chất lượng nông sản. Chỉ đạt năng suất cao thôi chưa đủ, chất lượng của nông sản chính là yếu tố tác động chính đến thu nhập kinh tế của người nông dân. Chỉ tiêu chất lượng của nông sản sẽ bao gồm: hình thái, màu sắc, thành phần dinh dưỡng, trọng lượng và cả giá trị thương phẩm,…

Tác dụng đối với chất lượng cây trồng
Tác dụng đối với chất lượng cây trồng

Như câu ông bà ta thường nói, “cây tốt sẽ sinh trái tốt”. Khi cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt thì mới cho năng suất và chất lượng cao. Và phẩm chất của nông sản được quyết định bởi hợp chất hữu cơ và phân bón được bổ sung thông qua quá trình sinh hóa. 

  • Phân chứa hàm lượng kali lớn sẽ tác động nhiều đến chất lượng nông sản. Kali tăng đường, tinh bột, màu sắc, hương vị và cả thời gian tươi lâu cho nông sản;
  • Phân chứa hàm lượng nitơ (đạm) lớn, sẽ giúp hàm lượng protein trong nông sản tăng, giảm lượng xenlulo.

>> Về nguyên tắc bón phân, xem chi tiết: Tiêu chí trong kỹ thuật bón phân cho cây trồng

Tác động của phân bón đối với đất đai

Đối với đất đai, bón phân cân đối cũng có những tác dụng tốt:

Tác dụng đối với đất đai
Tác dụng đối với đất đai
  • Giúp ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất;
  • Chống xói mòn và hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng;
  • Tăng tính ổn định của kết cấu đất và cải tạo đất trồng: đất cát hay đất bạc màu;
  • Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn và cân bằng vi sinh vật trong đất.

Tác động của phân bón đối với môi trường và con người

Nhờ phân bón, cây trồng tăng năng suất và chất lượng, nhờ đó đem lại nguồn thu nhập tốt hơn cho nhà vườn. Tuy nhiên, phân bón cũng có ảnh hưởng nhất định tới môi trường và con người:

Tác động đối với môi trường và con người
Tác động đối với môi trường và con người
  • Khi quá lạm dụng, nhất là phân vô cơ, các chất độc hại sẽ thấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm;
  • Đồng thời, phân bón còn gây ô nhiễm môi trường. Nhất là tác động trực tiếp từ nhà máy sản xuất không có hệ thống xử thải đúng quy định. Điều này sẽ ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cong người;
  • Phân hóa học cũng phần nào đó gây thoái hóa đất.

Như vậy, bón phân mang tính chất 2 lưỡi. Bà con cần chú ý sử dụng “đúng loại – đúng lúc – đúng đối tượng – đúng thời tiết, mùa vụ – đúng cách và đúng mục đích” để đạt đúng hiệu quả.

Tổng kết

Thực tế, tất cả các loại phân vô cơ, hữu cơ hay vi sinh cũng đều có chứa đủ nguyên tố trung (Ca, Mg, S) và vi lượng (Fe, Cu,Mh,…) để bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho nhu cầu sinh trưởng của cây. 

Tuy nhiên, nếu bón cân đối, đúng – đủ và hợp lý thì sẽ giúp năng suất tăng cao, không có hiện tượng mất mùa, ít sâu bệnh và chất lượng cũng đạt tốt. Và ngược lại, nếu bón không hợp lý, cây sẽ phát triển không cân đối, nông sản kém chất lượng. 

Bởi thế, để lựa chọn sản phẩm tốt – phù hợp cho cây trồng. Bà con nông dân nên tìm hiểu kỹ và chi tiết về những lợi ích lâu dài, bền vững mà sản phẩm mình sử dụng mang lại. Để tránh mất thời gian, tiền bạc và cả công sức. 

Để tránh những thiệt hại nói trên, bà con có thể tham khảo tư vấn từ chuyên gia nông nghiệp tại TTP Global. Với những hướng dẫn lựa chọn sản phẩm cụ thể phù hợp với từng giống cây, loại đất, mùa vụ,… 

Thông tin hỗ trợ chi tiết liên hệ:

  • Địa chỉ: 186 – 188 Nguyễn Duy, phường 9, quận 8, TP HCM
  • Hotline hỗ trợ 24/7: 0938 432 788
  • Email:  info@ttpglobal.com.vn
Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *