Việc bỏ qua phân bón hữu cơ mà chỉ tập trung vào phân bón vô cơ sẽ gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp về lâu về dài, chẳng hạn như đất bị bạc màu, thiếu tơi xốp, chua và phèn, nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm do chất hoá học bị tồn đọng bên ngoài không được xử lý.
Do đó, giải pháp để phát triển bền vững cho nền nông nghiệp hiện nay là sử dụng phân bón hữu cơ thay thế hoặc song song nhằm tăng cường sức khoẻ của đất cũng như tối ưu hoá khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu Phân bón hữu cơ là gì? Ưu và nhược điểm của phân bón hữu cơ và các phận loại chính.
Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là loại phân có nguồn gốc từ tự nhiên, bao gồm phân gia súc, phân gia cầm, tảo biển, than bùn, chất thải nhà bếp (thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau xanh, củ quả đã bỏ, vỏ hạt, vỏ trứng,…), phế phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, cỏ, lá thân cành cây,…) hoặc các phụ phẩm từ nhà máy thủy sản, cơ sở biến thực phẩm hoặc từ lò giết mổ.
Hay nói cách khác, phân bón hữu cơ chính là loại phân bón có thành phần dinh dưỡng được chiết xuất từ các nguyên liệu hữu cơ chứ không sử dụng hoá chất hay các phản ứng hoá học.
Trong phân bón hữu cơ có chứa một lượng các chất dinh dưỡng vừa phải nhưng đầy đủ và cần thiết cho cây trồng. Các thành phần dinh dưỡng này bao gồm: đa lượng, trung lượng và vi lượng giúp cây phát triển một cách toàn diện.
Đa lượng là những chất cần thiết cho cây trồng phát triển, nhóm này gồm có 3 thành phần chính là Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Trung lượng là những chất mà cây trồng cần một lượng vừa phải nhằm tăng cường sự phát triển, chẳng hạn như Magie (Mg), Lưu Huỳnh (S), Calci (Ca),… Vi lượng là những chất mà cây cần một lượng nhỏ để cho ra năng suất cao hơn, trái to hơn và hoa ra đẹp hơn, bao gồm Đồng (Cu), Sắt (Fe), Mangan (Mn),…
Phân loại phân bón hữu cơ
Dựa vào phương thức sản xuất, người ta chia phân bón hữu thành 2 loại chính:
- Phân bón hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân rác, phân xanh và than bùn.
- Phân bón hữu cơ công nghiệp: phân vi sinh, phân hưu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ vi sinh.
Nhìn chung, các loại phân bón hữu cơ truyền thống có hiệu quả tương đối chậm hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, thời gian ủ lâu, rất tốn thời gian và công sức, cũng như không kiểm soát được hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong phân.
Đặc biệt, nếu bà con không ủ đúng phương pháp và kỹ thuật sẽ dẫn đến tình trạng phân chứa nấm móc, côn trùng và các loại vi khuẩn có hại cho cây trồng.
Ngược lại, phân bón hữu cơ công nghiệp sẽ giúp bà con biết được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân, tiết kiệm thời gian và công sức, vô cùng tiện lợi và an toàn vì sản phẩm đã được nhà nước kiểm tra và cấp phép trước khi lưu hành.
1. Phân bón hữu cơ truyền thống
Phân bón hữu cơ truyền thống là những sản phẩm thường được chế biến theo phương pháp ủ thủ công truyền thống như từ phân người, phân động vật, gia súc, gia cầm. Hoặc các loại phụ phẩm, phế phẩm từ các nhà máy sản xuất và chế biến nông – lâm – thủy sản.
Một số loại phân bón hữu cơ truyền thống chẳng hạn như: phân chuồng, phân xanh, phân rác và phân từ than bùn đã qua chế biến.
Phân chuồng (manure)
Là loại phân bón được hình thành từ chất thải động vật như phân gia súc, gia cầm và nước tiểu của chúng, được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống. Nếu bà con có một trang trại chăn nuôi bò, gà, thỏ… thì đây là một phương án tốt, bà con cần có một không gian chuyên dụng để lưu trữ và quản lý chất thải động vật để chúng có thời gian phân hủy hợp lý trước khi bón cho cây trồng.
Phân chuồng có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Phân rác (compost)
Là loại phân được phân hủy từ hỗn hợp của thức ăn thừa, lá cây và phụ phẩm thực vật từ nông nghiệp. Phân rác là một nguyên liệu tuyệt vời cho đất vườn. Ở đất cát, việc bổ sung phân rác sẽ cải thiện khả năng giữ nước của đất. Do chúng bổ sung chất hữu cơ vào đất làm cải thiện sự phát triển và sức khỏe của cây trồng. Để làm phân rác, bà con cần có một thùng chứa chuyên dụng để vi khuẩn có thể phân hủy chất hữu cơ này và biến nó thành phân bón.
Phân rác có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Phân xanh (green manure)
Là loại phân bón từ các loại cây xanh hoặc lá cây tươi, thường được ủ hoặc vùi xuống đất để bón cho cây trồng. Phân xanh giúp cải thiện cấu trúc đất và cung cấp chất hữu cơ ổn định. Chất hữu cơ này chứa nhiều hàm lượng nitơ cung cấp cho vụ sau thu được sau khi cây bị thoái hóa bởi vi sinh vật trong đất.
Phân xanh có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Phân than bùn (peat moss)
Là loại phân bón được sản xuất từ than bùn. Phân than bùn có thể được chế biến từ các nguyên liệu khác nhau, nhưng đa phần người ta sử dụng nguyên liệu rêu sphagnum để chế biến phân than bùn. Đây là lý do tại sao chúng còn có tên là rêu than bùn (peat moss).
Than bùn có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2. Phân bón hữu cơ công nghiệp
Phân bón hữu cơ công nghiệp cũng được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ có trong tự nhiên, tuy nhiên nó được áp dụng các kỹ thuật công nghệ, quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm với quy mô lớn, nhất quán về các thành phần dinh dưỡng bên trong. Một số loại phân bón hữu cơ công nghiệp bao gồm: phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng.
Một số loại phân bón hữu cơ công nghiệp bao gồm: phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng.
Phân hữu cơ sinh học (Bio-organic fertilizer)
Là nhóm phân bón được hình thành bằng cách xử lý và lên men các chất hữu theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật. khi được bổ sung vào đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu và thúc đẩy sự phát triển của cây trồng.
Phân bón hữu cơ sinh học có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Phân hữu cơ vi sinh (Microbial Organic Fertilizer)
Là nhóm phân bón được chế biến bằng cách xử lý và phối trộn các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh theo tỷ lệ 15% chất hữu cơ và ≥ 1×106 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật theo quy trình công nghiệp. MOF có thể khôi phục sự đa dạng của vi sinh vật trong đất. MOF làm tăng sự phong phú tương đối của các vi sinh vật có ích trong đất như glomeromycota, mortierellomycota, humicola và bacillus.
Phân hữu cơ vi sinh có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Phân hữu cơ khoáng (Organic-mineral Fertilizer)
Phân hữu cơ khoáng (Organic-mineral Fertilizer) là sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. Những loại phân bón này chứa tối thiểu 15% chất hữu cơ và từ 8-18% tổng số các chất vô cơ hóa học (NPK). Các thành phần hữu cơ trong các loại phân này làm tăng sự hình thành mùn trong đất.
Phân hữu cơ khoáng có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Phân bón vi sinh (Microbiological Fertilizer)
Là một loại chế phẩm có chứa nhiều loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng và sinh vật phân hủy xenlulo,… Phân bón vi sinh được nghiên cứu thực nghiệm điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Sản phẩm có nhiều điểm nổi bật phù hợp với xu hướng như: đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và môi trường nên về tính ứng dụng phân vi sinh được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.
Phân bón vi sinh có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Ưu điểm của phân bón hữu cơ
Thông thường, phân bón hữu cơ có tốc độ nhả chất dinh dưỡng từ từ, không dồn dập, tồn đọng và dư thừa như phân bón hoá học (phân vô cơ). Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ được giải phóng dần dần vào bên trong đất, từ đó duy trì được sự cân bằng dinh dưỡng để cây trồng phát triển một cách tổng thể tự nhiên và khỏe mạnh. Phân bón hữu cơ cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng hơn các loại phân bón khác.
Đối với đất, phân bón hữu cơ sẽ giúp bổ sung chất khoáng, chất mùn (axit humic, fulvic, humin). Từ đó, dẫn đến đất trồng được cải tạo, phục hồi tốt hơn, giúp rễ dễ dàng phát triển và hấp thụ, vận chuyển các chất dinh dưỡng vào bên trong cho cây trồng. Đây là ưu điểm của các dòng phân bón hữu cơ humic (phân humic).
Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, chúng vừa là nguồn thức ăn vừa cung cấp nơi ở cho các vi sinh vật, từ đó làm cho đất đai trở nên tơi xốp và màu mỡ hơn, giúp căng bằng hệ sinh thái và mang lại sự sinh trưởng, phát triển bền vững cho cây trồng.
Dưới đây là 8 ưu điểm mà phân bón hữu cơ mang lại:
1. Cải thiện cấu trúc đất
Do trong phân bón hữu cơ có chứa thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Chất hữu cơ có đặc tính liên kết và kết tụ đất, giúp cải thiện cấu trúc cốt lõi của đất và tăng khả năng chứa nước và các chất dinh dưỡng quan trọng trong thời gian dài hơn. Đất có kết cấu được cải thiện cho phép không khí, nước và rễ di chuyển dễ dàng để hỗ trợ cây trồng phát triển khỏe mạnh hơn.
2. Giúp cây phát triển lâu dài và bền vững
Mặc dù phân bón hữu cơ và hóa học đều bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển, nhưng chúng hoạt đông theo 2 cách khác nhau. Phân bón hoá học tập trung chủ yếu vào các nguyên tố giúp cây trồng phát triển, bỏ qua đi tầm quan trọng của đất, dẫn đến tình trạng đất bị bạc màu, thiếu tơi xốp ảnh hưởng về lâu về dài. Trong khi phân bón hữu cơ vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa cung cấp dưỡng chất cho đất. Giúp cây trồng phát triển bền vững về lâu về dài.
3. Cân bằng hệ sinh thái cây trồng
Phân bón hữu cơ cung cấp các nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các vi sinh vật quan trọng và giun đất sống trong đất. Những sinh vật dưới lòng đất này là một trong nhiều lý do tạo nên một cấu trúc đất khỏe mạnh. Tạo ra sự cân bằng hệ sinh thái, giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.
4. Nguồn cung đa dạng
Hiện tại, số lượng phân bón hữu cơ trên thị trường rất nhiều, đa dạng mẫu mã và được lấy từ nhiều nguyên liệu khác nhau trong tự nhiên, không lo thiếu thụt nguồn nguyên liệu sản xuất. Tùy theo cây trồng mục tiêu, yêu cầu riêng của trang trại, điều kiện đất đai,… để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
5. An toàn
Phân bón hữu cơ an toàn hơn rất nhiều khi sử dụng vì chúng không đậm đặc như phân bón hoá học. An toàn về mặt sinh thái và môi trường, không độc hại trong tự nhiên, phân hữu cơ là loại phân bón tốt nhất cho cây trồng và cây trồng trong canh tác. Việc sử dụng chúng thường xuyên không dẫn đến ô nhiễm và góp phần xây dựng môi trường tốt đẹp hơn.
6. Đầy đủ chất dinh dưỡng
Không giống như phân bón hoá học chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng chính cho cây trồng, phân bón hữu cơ còn cung cấp chất dinh dưỡng vi lương. Hay nói cách khác ngoài NPK (đạm lân kali), nó còn cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng như canxi, magiê, kẽm, lưu huỳnh, đồng.
7. Dễ sử dụng
Phân bón hữu cơ cực kỳ dễ sử dụng và không gây độc hại. Những sản phẩm có thể dễ dàng sử dụng mà không cần phải có đồ bảo hộ đắt tiền. Việc sử dụng nó không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn, tuy nhiên cần phải nắm được cách bón phân hữu cơ hiệu quả để tránh dư thừa, lãng phí tiền bạc hoặc thiếu chất dinh dưỡng cho cây trồng.
8. Lợi nhuận cao hơn
Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phân bón hữu cơ hợp lý và hiệu quả trong canh tác nông nghiệp sẽ cho năng suất sản lượng cao hơn và chất lượng nông sản tốt hơn. Ngoài ra, ngày nay người tiêu dùng ngày càng chú trọng vào nguồn thức ăn cho vào cơ thể, cho nên nhu cầu sử dụng nông sản sạch ngày càng gia tăng, giá thành cũng tốt hơn.
Nhược điểm của phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ cũng có một số nhược điểm như là tốc độ phân giải chất dinh dưỡng chậm, mật độ dinh dưỡng tuy đầy đủ nhưng thấp, quy trình phân hữu cơ tự làm phức tạp và giá thành phân nhập khẩu thường cao.
1. Phân giải chất dinh dưỡng chậm
Do đặc tính phân giải chất dinh dưỡng chậm, nó vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm của phân bón hữu cơ. Nếu bà con không nắm được kỹ thuật bón phân hữu cơ, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.
2. Mức dinh dưỡng thấp
Mức độ các chất dinh dưỡng có trong phân hữu cơ thường thấp hơn phân bón hoá học, do đó có thể không tạo nông sản to, đẹp, nổi bật như phân bón hoá học. Tuy nhiên nó lại cho ra chất lượng bên trong ngon, ngọt hơn, vì cây trồng được phát triển một cách tự nhiên. Sử dụng phân hữu cơ là một quá trình lâu dài mới thấy được kết quả, chứ không như phân bón hoá học cho ra hiểu quả tức thì.
3. Phân hữu cơ tự làm có quy trình phức tạp
Mặc dù bà con có thể tự chế biến phân hữu cơ từ thức ăn thừa hoặc phế phẩm. Tuy nhiên, đó là một quá trình phức tạp thường dẫn đến sản phẩm và kết quả không nhất quán về các thành phần dinh dưỡng bên trong.
4. Giá thành nhập khẩu thường cao
Một số loại phân bón hữu cơ chính hãng được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài thường có giá thành thường cao hơn phân bón trong nước. Nhưng đổi lại, chất lượng sản phẩm cao hơn do công nghệ sản xuất, quy trình chế biến và đặc biệt nguồn nguyên liệu tốt hơn.
Với những thông tin, chúng tôi tin rằng bà con đã hiểu phân bón hữu cơ là gì? cũng như nắm được ưu và nhược điểm của phân bón hữu cơ. Từ đó biết cách bổ sung phân bón hữu cơ cho khu vườn nhà mình. Mọi thắc mắc cần tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0938 432 788.