Trong bối cảnh của nền kinh tế chưa ổn định. Thị trường phân bón lại tăng giá không kiểm soát, trong khi mức chi phân bón mà người nông dân cần bỏ ra cho mỗi vụ mùa chiếm đến 40%. Tuy giá nông sản cũng có phần tăng trở lại, nhưng điều này cũng đem lại không ít khó khăn thử thách cho người dân.
I. Nhu cầu phân bón “tăng tốc”
Trước hết, hãy nhìn vào nhu cầu sử dụng phân bón trong quý I năm 2021. Theo nhận định của chuyên gia trong ngành, Việt Nam tăng trưởng mạnh về việc tiêu thụ phân bón. Mà các yếu tố phải kể đến như: thời tiết, năng suất, chất lượng nông sản,…
Theo khảo sát về nhu cầu phân bón cho đa dạng các loại cây trồng khác nhau hiện nay tăng chưa có dấu hiệu dừng.
- Tổng cầu về phân bón được dự đoán trong năm 2021 dự kiến đạt khoảng 10,3 triệu tấn. Tăng 5,5% so với năm 2020 trên tổng tất cả các loại phân bón.
- Đặc biệt là các loại phân bón: DAP (+12%), phân lân (+8,7% ) và phân NPK (+4,6% ). Tiêu thụ của phân Urê ở mức ổn định (+0,5%), phân Kali tăng (+2,4%) và phân bón khác tăng đều (+10,3% ).
Thời gian gần đây giá của nông sản: tiêu, điều và cà phê,… có phần tăng trở lại. Bà con nông dân cũng đầu tư hơn trong việc mở rộng diện tích đất canh tác và quy mô gieo trồng. Thêm đó, dự báo thời tiết thuận lợi, giúp năng suất và chất lượng nông sản tăng cao.
Bà con nông dần chú trọng nhiều hơn về việc bổ sung chăm bón cho cây theo từng giai đoạn. Họ chấp nhận đầu tư phân bón, bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Việc đầu tư nhiều vào các sản phẩm phân bón chất lượng đổi lại bà con có những vụ mùa tốt, chất lượng tốt.
Tuy đại dịch Covid 19 kéo dài, tác động nhiều đến các ngành hàng và sản phẩm khác nhau. Song, nhờ những thuận lợi trên mà việc tiêu thụ phân bón cũng cải thiện đáng kể. Nhu cầu về phân bón cũng tăng mạnh vào thời điểm này.
II. GIÁ PHÂN BÓN TĂNG KHÔNG KIỂM SOÁT
Không chỉ nhu cầu, về mức giá phân bón cũng tăng không kiểm soát. Tính tới thời điểm 22/03/2021 giá của hầu hết các loại phân bón đều tăng. Và hiện đang đạt mức cao nhất từ trước cho đến nay. Cụ thể:
- Phân DAP xanh Hồng Hà (Trung Quốc): giá bán lẻ trên thị trường phân bón Việt Nam từ 840.000 – 850.000 đồng/bao. Mức giá này đã tăng so với năm 2020 khoảng từ 240.000 đến 250.000 đồng/bao.
- Phân đạm Cà Mau (urê Cà Mau): mức dao động giá từ 500.000 đến 510.000 đồng/bao. Đây là mức giá tăng nhiều so với thời điểm cuối năm hơn 150.000 đồng/bao.
- Giá của các loại urê Phú Mỹ, urê Ninh Bình và các loại urê nhập khẩu khác: mức giá từ 480.000 đến 500.000 đồng/bao.
- Giá phân bón NPK 20-20-15 Hiệp Thanh: giá tăng với mức 600.000 đồng/bao.
- NPK 20-20-15 Ðầu Trâu và NPK 20-20-15 Cò Bay: giá ở khoảng 650.000 đến 660.000 đồng/bao.
- Phân bón Kali do Israel, Canada và Nga: giá khoảng từ 400.000 đến 440.000 đồng/bao tùy loại khác nhau.
Kết luận: Trung bình giá của các dòng phân đều tăng ở mức trung bình 40.000 đồng/ bao hoặc thấp nhất là 15.000 đồng/ bao.
Thị trường phân bón hôm nay tăng mạnh được nhận định là do:
- Ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất đầu vào, nguyên liệu nhập khẩu,…
- Giá tăng cao do ảnh hưởng bởi giá phân bón trên thế giới.
- Những lý do từ các yếu tố đầu cơ, đẩy giá,… của các nhà phân phối.
Tuy giá phân tăng, nhu cầu tăng nhưng điều đáng vui mừng là nguồn cung phân bón là không thiếu. Các doanh nghiệp sản xuất ưu tiên cung cấp cho bà con nông dân trong nước.
III. Doanh nghiệp và nông dân đối mặt với khó khăn
Tuy rằng giá của nông sản cải thiện so với trước đây, nhưng không phải tất cả các loại cây trồng đều được giá cao. Những khó khăn chính mà doanh nghiệp, chủ nông trại và người dân phải đối mặt khi giá phân tăng cao:
- Phải đầu tư vốn lớn từ khoảng 15 – 20 tấn/ năm cho từng giai đoạn chăm cây khác nhau.
- Doanh nghiệp cũng ngần ngại do nguyên liệu nhập khẩu không cũng lên giá.
- Xuất hiện tình trạng phân kém chất lượng, phân giả xuất hiện.
- Kiểm soát về chất lượng phân bón và cơ sở vi phạm pháp luật chưa xử lý chưa được triệt để.
- Chưa có chính sách và giải pháp tiêu thụ nông sản về lâu dài.
Hậu quả của việc phân tăng giá là doanh nghiệp và người nông dân phải chịu tổn thất và thiệt hại kinh tế. Chắc chắn rằng, những khó khăn này sẽ sớm có hướng giải quyết phù hợp để cho người dân lẫn doanh nghiệp an tâm và phát triển hơn nữa.