[ Giải pháp kỹ thuật ]

Phân bón cho mít: Cách bón humic cho mít qua từng giai đoạn

image_print

Chọn loại phân bón cho mít vào mỗi giai đoạn sao cho phù hợp? Kỹ thuật bón phân cho cây mít mới trồng, giai đoạn ra hoa – đậu trái và sau thu hoạch ra sao? Bà con cùng theo dõi chia sẻ từ kỹ sư nông nghiệp về cách bón phân humic cho mít qua từng giai đoạn để cải thiện chất lượng và hiệu quả cho mùa vụ mới ngay nhé!

 

I. THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Xử lí hố

  • Đào hố kích thước 30cm x 50 cm x 50 cm.
  • Rải vôi phơi ải (10-15 ngày).
  • Dùng 15-20 kg phân chuồng + 0,5 kg super lân + 0,2 kg kaly + 0,2-0,3 kg Humic K Bio hữu cơ vi sinh + 10g Diazan (Vibasu) + 20g HUMIK WSG /hố và đặt bầu giống.

Lưu ý:

  1. Bầu giống phải đảm bảo khỏe mạnh, không sâu bệnh, lựa chọn giống mít quyết định đến năng suất sau này.
  2. Các giống Mít năng suất cao như: mít thái, mít nghệ, mít ruột đỏ Malaysia, mít dừa, mít tố nữ.
Bón phân cho mít thời kỳ kiến thiết
Bón phân cho mít thời kỳ kiến thiết

Sau trồng 15-20 ngày

Rải gốc

  • Dùng 30-50g NPK 16-16-8 + 20g HUMIK WSG/hố.
  • Định kỳ từ 20-25 ngày/lần.

Phun:

  • Dùng 40ml Ful-grow gold 2x + 1 gói Atonik /25lít nước (cách nhau 10-15 ngày).
  • Phun đều thân, gốc để giúp mít nhanh bén rễ, ra rễ mạnh.
  • Có thể kết hợp làm cỏ bồn, xới xáo và phòng trừ sâu bệnh hại.
  • Khi cây mít cao từ 1,2-1,4 m bà con nên bấm ngọn tạo tán để mít phát triển đồng đều.

II. THỜI KỲ KINH DOANH

Rải gốc

  • Dùng 200-300g NPK 30-10-10 + 5-10 kg phân chuồng + 0,5 kg super lân  trộn chung với 30g Fulvic/gốc, rải đều vào gốc.
  • Định kỳ từ 25-30 ngày/lần.

Phun

  • Dùng 30g Fulvic + 40ml  Ful-grow gold 2x /25 lít nước (phun định kỳ 2 lần cách nhau 10 ngày).
  • Phun ướt đều để giúp trái to, lớn nhanh, nặng ký, tăng năng suất.

III. XỬ LÝ RA HOA

Phân bón cho mít giai đoạn ra hoa - đậu trái
Phân bón cho mít giai đoạn ra hoa – đậu trái

Theo chia sẻ từ các chuyên gia nông nghiệp, mít cho mùa vụ đầu tiên sau 2 – 2.5 năm trồng. Loại cây này dễ trồng và phù hợp với nhiều thời tiết khác nhau. Đây cũng là loại cây trồng có thể trồng mọi mùa trong năm. Về chu trình bón phân cho mít khi thời điểm cây ra hoa – đậu trái cần chú ý:

Rải gốc

  • Dùng 100-200g NPK 20-20-15 + 5-10 kg phân chuồng + 0,5 kg super lân + 20g HUMIK WSG/gốc.

Phun

  • Dùng 20g HUMIK WSG + 40ml Ful-grow gold 2x + 50g MKP/25lít nước ( phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày)
  • Phun ướt đều cây giúp mít hình thành mầm hoa đồng đều, mạnh, tập trung, ra hoa đồng loạt, đậu trái nhiều.
  • Có thể kết hợp làm cỏ bồn và phòng trừ sâu bệnh hại.

Tìm hiểu thêm: Diamond Grow® – Humi[K] WSG dạng hạt

IV. SAU THU HOẠCH

Giai đoạn sau thu hoạch, cây đã có bộ tán ổn định bà con nên thường xuyên cắt tỉa bỏ hết những cành cây yếu ớt bị nhiễm bệnh. Những cành nhỏ những sai trái thì dùng cây chống đỡ để gió không làm cây gãy đỗ. Đồng thời, lượng phân bón bổ sung cũng cần được lưu ý. Nhờ đó cây có đủ dưỡng chất phát triển và tái tạo cành cho mùa vụ mới.

Phân bón cho cây mít sau khi thu hoạch
Phân bón cho cây mít sau khi thu hoạch

Rải gốc

  • Dùng 200-300g NPK 20-20-15  trộn chung 5-10 kg phân chuồng + 0,5 kg super lân với + 50g Humic K Bio /gốc, rải đều vào gốc.
  • Định kỳ từ 30 ngày/lần.
  • Có thể kết hợp làm cỏ bồn và phòng trừ sâu bệnh.

Phun

  • Dùng 30ml Ful-grow gold 2x + 2 gói Atonik/25 lít nước (phun định kỳ 2 lần cách nhau 7 ngày).
  • Phun ướt đều để giúp cây bung đọt mạnh, lá xanh mướt, dày, hình thành mầm hoa cho vụ sau.

V. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Đối với bất kỳ loại cây trồng nào, cũng đều sẽ gặp phải một số trường hợp sau. Bà con đừng quá lo lắng, hãy tham khảo những kinh nghiệm được kỹ sư nông nghiệp chia sẻ:

  • Kiến: Sử dụng thuốc gốc Diazinol
  • Rệp sáp, bọ trĩ: Gốc Chlorpyrifos ethyl, Pymetrozin, Abamectin
  • Sâu ăn lá, sâu đục thân: Gốc Chlorpyrifos ethyl, Emamectin , Profenofos
  • Chết nhanh, chết chậm: Thuốc gốc đồng, Metalaxyl, Mancozeb, Streptomycin, Kasugamycin
  • Rỉ sắt, thán  thư: Thuốc gốc Hexaconazole, Zinneb, Azoxystrobin + Difenoconazol
  • Lở cổ rễ, héo rũ: Difenoconazole, Hexaconazole,  thuốc gốc đồng.

Song, đối với trường hợp vườn mít bị sâu bệnh kéo dài, bà con nên tham khảo ý kiến chuyên gia nông nghiệp để nắm rõ tình hình. Đồng thời có cách xử lý phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng thu hoạch ở mỗi mùa vụ. Bà con nông dân có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp 0938 432 788 để được chuyên gia nông nghiệp hỗ trợ. Chúc bà con thành công!

Xem thêm: 3+ TIÊU CHÍ TRONG KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG MỚI NHẤT 2021

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *