[ Kiến Thức Nông Nghiệp ]

Phân bón cho cây trồng – Phân bón thanh long hiệu quả cao

image_print

Để canh tác thanh long theo hướng bền vững, năng suất, chất lượng thì việc quản lý chất hữu cơ trong đất và bổ sung thêm phân bón phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Ở Việt Nam, có nhiều giống thanh long khác nhau (ruột đỏ, ruột trắng). Mỗi giống sẽ có đặc tính sinh trưởng và năng suất khác nhau. Song, nhìn chung nhu cầu các chất dinh dưỡng có tỷ lệ phân bón thanh long tương đối giống nhau giữa các giống cây trong từng thời kỳ sinh trưởng:

 

I. KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Giai đoạn kiến thiết cơ bản, được tính từ khi trồng mới đến 1-2 năm tuổi. Giai đoạn cây thanh long cần nhiều dưỡng chất để phát triển thân, cành; bộ rễ, nhiều chồi (đạm, lân, chất hữu cơ,…); Đồng thời, bà con nông dân cần bổ sung phân bón giúp cho cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh, trung – vi lượng vừa đủ để cây phát triển cân đối.

Xử lí đất

  • Rải vôi phơi ải (10-15 ngày).
  • Dùng 5kg phân chuồng + 0,2-0,3 kg Humic K Bio hữu cơ vi sinh + 10g Diazan(Vibasu) + 20g HUMIK WSG  -> đặt hom giống.
Bón phân thanh long - giai đoạn kiến thiết
Bón phân thanh long – giai đoạn kiến thiết

Sau khi hom bén rễ

Rải gốc

  • 30-40 ngày sau trồng.
  • Dùng 50-100g NPK 20-20-15 + 20g HUMIK WSG/1 gốc (sau 20-30 ngày rải lại).

Phun

  • Dùng 40ml Ful-grow gold 2x/25 lít nước (cách nhau 7-10 ngày).
  • Phun ướt đều trụ để giúp hom nhanh bén rễ.
  • Có thể cộng thuốc gốc đồng để phòng bệnh.

II. THỜI KỲ KINH DOANH

Thời kỳ kinh doanh là thời kỳ quyết định: trái to, năng suất cao, chất lượng tốt hoặc độ chín đồng loạt,… Bởi thế khi chọn phân bón cho cây thanh long giai đoạn này, bà con nông dân cần tìm hiểu kỹ lưỡng hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia kỹ thuật. Để cây cho trái ổn định và đi vào khai thác, cây cần lượng kali cao, đạm khá, lân vừa đủ, trung vi lượng thích hợp.

Bón phục hồi sau thu hoạch:

  • Rải gốc: Dùng 200-300g NPK 20-20-15 + 0,2-0,3 kg Humic K Bio hữu cơ vi sinh /1 gốc (15-20 ngày sau rải lại)
  • Phun: Dùng 40ml Ful-grow gold 2x/25 lít nước (cách nhau 10-15 ngày). Phun ướt đều trụ để giúp dây dài, mập, xanh đều, bền màu và hạn chế nấm bệnh.

III. XỬ LÝ RA HOA

Bón phân cho cây thanh long giai đoạn ra hoa
Bón phân cho cây thanh long giai đoạn ra hoa

Đối với thanh long, để đảm bảo hoa ra đều đồng loạt, sau khi thu hoạch đến trước lúc ra hoa cần bổ sung nhiều phân hữu cơ. Có nhiều biện pháp xử lý ra hoa nghịch vụ, nhưng biện pháp thắp đèn là hiệu quả nhất. Thời gian thắp sáng liên tục từ 12-20 ngày tùy điều kiện, kéo dài từ 10-12 tiếng. Sau khi ngưng thắp đèn để tăng khả tăng ra hoa tạo mầm thêm cử 2.

  • Trước khi thắp đèn khoảng 1 tuần nên sử dụng: 30ml Ful-grow gold 2x  + 10-60-10 + Kali(bao) trộn chung và rải 100-200g/ gốc để đạt được tỉ lệ ra hoa cao nhất.
  • Vuốt tai: Dùng 20g Fulvic  pha cho 1 lít vuốt tai (có thể kết hợp với các thuốc trên thị trường). Vuốt tai thanh long từ 2-3 lần, giúp xanh tai, cứng tai.

IV. BÓN THÚC NUÔI TRÁI

Bón thúc là việc không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong quá trình kĩ thuật trồng, chăm sóc cây thanh long. Dĩ nhiên, bà con cũng cần đảm bảo bón đúng loại và đủ lượng để cho thanh long trái đều – đẹp.

Bón thúc cho thanh long nuôi trái
Bón thúc cho thanh long nuôi trái
  • Rải gốc: Dùng 300g NPK 20-20-15 + 30g Fulvic rải vào gốc, định kỳ 7-10 ngày/lần.
  • Phun: Dùng 20g HUMIK WSG + 30ml Ful-grow gold 2x /25 lít nước (cách nhau 7ngày). Phun ướt đều trụ để giúp trái lớn nhanh, trái to, sáng bóng, nặng ký, tai xanh, dày, cứng.

V. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Theo chia sẻ của nhiều nông dân trồng thanh long, hiện các bệnh dịch hại hiểm cây trên thanh long: bệnh đốm nâu, vàng cành, thối rễ teo tóp cành và ốc sên gây hại,… Những dịch bệnh trên nếu vườn thanh long nào bị tấn công đều sẽ làm giảm năng suất, chất lượng cũng như mẫu mã trái thanh long.

Dưới đây là một số giải pháp cho bà con nông dân:

  • Kiến: Sử dụng thuốc gốc Diazinol
  • Rầy mềm, bọ xít: Thuốc gốc Thiamethoxam, methidathion
  • Rệp sáp: Gốc Chlorpyrifos ethyl, Pymetrozin
  • Ruồi đục trái: Thuốc gốc Phenthoate + Fenobucarb, Cypermethrin
  • Thối cành, nám cành: Thuốc gốc(probineb, zineb)
  • Đốm nâu thân, cành: Thuốc gốc đồng + thuốc gốc Probin + mancozeb
  • Đốm trắng (tác kè): Thuốc gốc đồng + thuốc gốc mancozeb + probiconazole

Bà con có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ humicgrowth.vn!

Xem thêm: PHÂN BÓN CHUYÊN CANH CÂY MÍT – PHÂN BÓN CHO MÍT QUA TỪNG GIAI ĐOẠN

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *