Chăm sóc đúng cách và bón phân đúng kỹ thuật là điều quyết định tới năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây sầu riêng. Bà con nông dân cùng theo dõi ngay chia sẻ “kỹ thuật trồng, chăm sóc và cách bón humic cho sầu riêng đạt chất lượng cao” bởi Humic Growth ngay dưới đây:
Đặc tính cây sầu riêng
Hình dáng cây sầu riêng
- Sầu riêng – loại cây thuộc thân gỗ cao lớn, có thể cao từ 20-30m, đường kính có thể lên đến 1,2m.
- Tuy nhiên, tại Việt Nam là nơi trồng và sản xuất đa dạng các giống sầu riêng khác nhau.
- Đây là cây trồng mọc thẳng với tán lá thưa. Phần vỏ cây thường có màu nâu vàng thô ráp. Cây chỉ thường cao trung bình từ 10-12 m. Tán lá sầu riêng thường khá to và rộng ở phía dưới. Khi càng lên cao thì phần ngọn càng nhọn và nhỏ dần tựa như hình nón lá. Dáng của cây sầu riêng thường mọc ngang.
Bộ rễ cây sầu riêng
- Bộ rễ của cây sầu riêng có thể mọc dài và đậm sâu xuống lòng đất khoảng từ 7-9m. Tuy nhiên, cây dễ bị bật gốc khi gặp gió bão to, nên cần biện pháp chống đỡ phù hợp.
- Sự phân bố của bộ rễ sầu riêng rộng hay hẹp tùy thuộc vào các tính chất: Đất trồng, mực nước ngầm, chiết cành, ghép, nhân giống, gieo hạt và kỹ thuật chăm sóc.
Lá cây sầu riêng
- Lá sầu riêng có màu đồng khi non và sẽ chuyển sang màu xanh khi lá đã mọc già với mặt dưới là màu nâu vàng óng. Phần trên lá có các lông tơ nhỏ bao phủ bề mặt. Lá thường mọc so le nhau, là dạng lá đơn có phiến thuôn dài.
- Với phần chóp lá có hơi nhọn và phần cuống lá thường là nhọn hoặc hơi tròn. Khi cây trưởng thành thì các cành lá càng nằm ngang và tạo nên tầng lá hình dạng tháp.
Hoa sầu riêng
- Hoa sầu riêng mọc theo chùm từ 1-15 hoa, mùi hoa nồng và mạnh. Hoa thường mọc theo chùm lưỡng tính với nụ tròn.
- Thời gian và điều kiện thích hợp để kích thích ra hoa – đậu quả là khoảng 3 – 4 tuần. Hoa sẽ nở từ khoảng 15 giờ chiều hôm nay đến 6 giờ sáng hôm sau. Và thụ phấn trong khoảng 19 giờ đến 23 giờ.
- Tuy nhiên, trong khung giờ này thì nhụy hoa đã chuyển sang tàn nên tỷ lệ thụ phấn không đạt 100%. Bởi đó, hầu hết sầu riêng cũng không tự thụ phần mà nhờ đến tác động: Gió, côn trùng,…
- Tỉ lệ ra hoa đậu quả của mỗi chùm hoa thường chỉ đạt một nửa số hoa đã ra. Nên được đánh giá là dòng cây có tỷ lệ đậu quả thấp.
Quả sầu riêng
- Sau khi hoa thụ phấn thành công và tạo quả sẽ có hình dạng như một vật mỏng màu trắng. Theo thời gian, sẽ dần hình thành lớp mỏng bao phủ trọn bộ màu trắng để hình thành phần thịt.
- Ở giai đoạn trưởng thành và phát triển quả cho đến khi quả chín. Quả sầu riêng có nhiều hình dạng khác nhau. Đa phần sẽ có hình bầu dục với vỏ ngoài là những gai nhọn mọc chi chít. Gai trên vỏ sẽ chuyển màu từ xanh đậm đến xanh lá và trở nên cứng cáp hơn khi sầu riêng đến độ thu hoạch và đạt chín.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng
Các chất dinh dưỡng luôn có vai trò quan trọng để giúp cải thiện và gia tăng năng suất cho cây trồng. Và sâu riêng – nông sản Việt đặc biệt cần nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại cây trồng khác. Cụ thể, sầu riêng cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố: đa – trung – vi lượng. Trường hợp thiếu hoặc thừa bất kỳ nguyên tố nào đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Bà con nông dân đều hiểu rõ, nhu cầu dinh dưỡng cho cây sầu riêng thay đổi tùy theo tuổi và mức năng suất mỗi mùa vụ.
- Sầu riêng thu bói: Nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết và cây trong vườn ươm.
- Sầu riêng kinh doanh: Lượng dinh dưỡng cần cao hơn so với sầu riêng thu bói.
- Năng suất/mùa vụ càng cao thì càng cần bổ sung nhiều hơn.
Cụ thể, Kẽm, Bo,.. là các chất đa lượng và các chất vi lượng cần thiết cho giai đoạn đậu quả và phát triển quả. Thêm đó là các chất cần cho giai đoạn phát triển quả như N, P và chất cần thiết sau khi thu hoạch quả như K. Theo một nghiên cứu về cây sầu riêng cho năng suất quả 6.720kg sẽ cần: 18.1kg N; 6.6kg P2O5; 33.5kg K2O; 5.4 kg MgO và 2.6 kg CaO.
Như vậy, đối với sầu riêng ở mỗi giai đoạn cần thiết thì cần lượng dưỡng chất phù hợp để cây phát triển tốt và toàn diện. Cũng như chia sẻ trước của humicgrowth.vn khi bón phân cho sầu riêng cần bón: “ĐÚNG loại – ĐÚNG nhu cầu – ĐÚNG liều lượng – ĐÚNG phương pháp – ĐÚNG mùa vụ“.
Các giống sầu riêng ngon nhất Việt Nam được trồng nhiều hiện nay
Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều giống sầu riêng được nhập và đưa vào canh tác. Dựa trên các yếu tố khác nhau, các giống sầu riêng được ưu tiên và trồng phổ biến phải được kể đến:
- Sầu riêng ri 6 (6 ri): 6ri có giá bán dao động từ 135.000 – 150.000 đồng/kg.
- Sầu riêng chuồng bò: Trồng nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước,… có giá gần bằng ri6
- Sầu riêng khổ qua: Giống được trồng nhiều ở đồng bằng Sông Cửu Long với giá dao động từ 120.000 – 130.000 đồng/kg
- Sầu riêng Cái Mơn: Giống trồng trở thành loại quả đặc sản miền Tây, giá bán trên thị trường khoảng 135.000 đồng/kg
- Sầu riêng Monthong (tên gọi khác sầu riêng Dona – sầu riêng Thái): Trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ với giá trong khoảng 100.000-140.000 đồng/kg
Như vậy, bà con nông dân có thể tham khảo một số giống trồng trên. Kết hợp với các yếu tố khác nhau để lựa chọn giống trồng phù hợp nhất.
Loại phân bón cho cây sầu riêng đạt sản lượng cao
Khi bón phân cho sầu riêng, bà con nông dân cần chú ý bón nhiều lần trong một năm với lượng phân phù hợp. Về cơ bản, 2 loại phân để bổ sung dưỡng chất cho cây trồng: phân bón hữu cơ và phân vô cơ.
Với mỗi loại phân bón sẽ có những ưu nhược điểm riêng để giúp cải thiện đất đai và đáp ứng nhu cầu cho loại cây trồng.
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ thường được ưu tiên lựa chọn bón cho sầu riêng: phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học (Diamond Grow® – Humi[K] Bio (AG)/2-4mm, Diamond Grow® – Humi[K] WSP, Diamond Grow® Ful-Grow Gold 2x,…)
Ưu điểm
- Tạo chất đệm, ổn định độ chua (pH) của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ.
- Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu.
- Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động giúp phân giải các chất dinh dưỡng trong đất để cây dễ hấp thu, làm tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng.
- Chi phí thấp, hiệu quả bền vững.
Hạn chế
- Hiệu quả chậm hơn nên cần thời gian dài.
- Hàm lượng dưỡng chất thấp hơn, không ổn định, khó kiểm soát.
Phân vô cơ
Phân vô cơ chứa nhiều các chất đạm, lân, kali,… và phân vi lượng cũng là lựa chọn được nhiều người dân hướng đến: phân NPK, phân lân, phân đạm,…
Ưu điểm
- Đáp ứng nhanh kịp thời nhu cầu của cây.
- Hàm lượng dinh dưỡng thường cao, với mực độ ổn định và dễ kiểm soát.
Hạn chế
- Sử dụng đơn độc lâu ngày sẽ khiến đất bị chai cứng, chua và cây hấp thụ kém.
- Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có lợi
Cũng vì mỗi loại phân bón đều có những lợi ích riêng biệt, nên thông thường bà con nông dân sử dụng kết hợp cả phân hữu cơ và vô cơ. Nhờ đó, lượng chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ hơn, hiệu quả cây trồng cũng gia tăng nhiều hơn.
Cách bón humic cho sầu riêng đạt hiệu quả
Hai phương pháp chính mà bà con nông dân nên áp dụng đối với cây sầu riêng:
- Bón gốc: Đào rãnh quanh gốc cây theo bề rộng tán lá với kích thước chiều sâu từ 10-20 cm, chiều rộng 10-20 cm. Hoặc có thể to hơn 10-30 cm, sau đó cho phân bón vào, lấp đất lại và tưới nước.
- Bón lá: Chuẩn bị phân bón cho vào bình xịt, phun đều trên lá, nếu như ướt cả hai mặt lá thì càng tốt.
Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng qua từng giai đoạn
Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Xử lý đất
- Rải vôi phơi ải (10-15 ngày).
- Dùng: 25-30 kg phân chuồng + 1,5 kg super lân + 0,2 kg kaly sunphate + 0,2-0,3 kg Humic K Bio hữu cơ vi sinh + 50g Diazan(Vibasu)/hố và đặt bầu giống.
Lưu ý:
- Bầu giống phải đảm bảo khỏe mạnh, không sâu bệnh.
- Lựa chọn giống sẽ quyết định đến năng suất sau này.
- Các giống sầu riêng tham khảo: Ri 6, Monthong, Chuồng bò, khổ qua.
Sau trồng 25-30 ngày
Rải gốc
- Dùng 50-100g NPK 16-16-8 + 20g HUMIKWSG/gốc.
- Định kỳ từ 30 ngày/lần.
Phun
- Dùng 40ml Ful-grow gold 2x + 1 gói Atonik /25lít nước (cách nhau 10-15 ngày).
- Phun đều thân, gốc để giúp sầu riêng nhanh bén rễ, ra rễ mạnh.
- Có thể kết hợp làm cỏ bồn và phòng trừ sâu bệnh hại.
Lưu ý:
- Đối với sầu riêng không sử dụng Kaly có gốc clorua.
- Trong thời gian chờ xuống giống thường xuyên tưới nước giữ ấm hố để phân bón phát huy tác dụng tốt nhất.
Thời kỳ kinh doanh (sầu riêng hơn 5 tuổi)
Rải gốc
- Dùng 500-700g NPK 30-10-10 + 15-20 kg phân chuồng + 0,5 kg super lân trộn chung với 50g Fulvic /gốc, rải đều vào gốc.
- Định kỳ từ 30-45 ngày/lần.
Phun
- Dùng 20g HUMIK WSG + 30g Fulvic/25 lít nước (phun định kỳ 2 lần cách nhau 15 ngày).
- Phun ướt đều để giúp trái to, lớn nhanh, nặng ký, tăng năng suất.
- Có thể kết hợp làm cỏ bồn, xới xáo, và phòng trừ sâu bệnh hại.
Xử lý ra hoa và nuôi trái
Rải gốc
- Dùng 1-1,5 kg super lân + 200-300g Kaly sunphate + 30g HUMIK WSG/gốc.
- Khi đọt non chuyển màu lá lụa, đổ gốc paclobutrazole, với liều lượng từ 0,1-0,2g hoạt chất/gốc.
- Sau khi đổ gốc paclobutrazole, thì trùm bạt nilong hoặc xiết nước từ 45-60 ngày.
Phun
- Phun lần 1: Dùng 40ml Ful-grow gold 2x + 30g HUMIK WSG + 20g Paclobutrazole + 50g MKP/25lít nước ( phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày). Phun ướt đều cây giúp sầu riêng hình thành mầm hoa đồng đều, mạnh, tập trung, ra hoa đồng loạt.
- Phun lần 2: Khi thấy cây có biểu hiện nhú cựa gà: 50g KNO3 ( DH05) + 20g Fulvic + 30g Mancozeb/25 lít nước, sau 7 ngày.
- Phun lần 3: Khi tỉa bông đợt 1 phun 50ml Botrac + 25ml Ful-grow gold 2x + 50g Antracol + 30ml Emamectin/25 lít nước, sau 10 ngày.
- Phun lần 4: Khi tỉa trái đợt 1 sử dụng: 30g Fulvic + 2 gói Atonik + Dithane M45 + Confido + Botrac/ 25 lít nước, để giúp sầu riêng lớn nhanh.
Khi trái ở giai đoạn 35-45 ngày sau đậu trái tỉa trái lần 2, phun 30g Fulvic + 2 gói Atonik + Score + Ychatot + Abamectin/ 25 lít nước.
Sau thu hoạch
- Tỉa bỏ cành già yếu và sâu bệnh.
- Bón 300-500g NPK 30-10-10 + 5-10 kg phân chuồng trộn chung với 30g Humic K Bio/gốc, rãi đều vào gốc.
Phân bón sinh học Diamond Grow® – Humi[K] WSP dạng bột là sản phẩm được chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm được sử dụng dưới nhiều loại hình khác nhau: rải bón khô, trộn/trộn với phân bón khô, hoặc hóa lỏng để bón dạng lỏng.
Đánh giá hiệu quả các sản phẩm phân Humic nhập khẩu với cây sầu riêng
Công dụng phân Humic Mỹ đối với sầu riêng
- Hòa tan và chelate các dinh dưỡng vi lượng (e.g. Fe, Zn, Mn, K, Ca, P).
- Chống ức chế rễ, kích thích bộ rễ phát triển hoàn toàn.
- Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Thúc đẩy quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cây trồng.
- Tăng khả năng chống chịu của cây với sâu bệnh và cá điều kiện khắc nghiệt như: Hạn hán, phèn,….
- Tăng khả năng nảy mầm của hạt.
- Tăng khả năng chống chịu với oxy hóa.
- Cải thiện cấu trúc đất và hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất.
- Kích thích sự phát triển của rễ, thân, lá giúp cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh.
- Tăng năng suất tối đa cho mùa màng.
- Giải độc hữu cơ, giảm lượng nitrate và các chất có hại trong nông sản và tăng chất lượng nông sản.
- Giảm mặn, giảm thất thoát nước cho đất.
- Cải thiện khả năng hấp thụ của các chất dinh dưỡng của cây trồng, từ đó giúp giảm thiểu lượng phân bón cần sử dụng mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.
Lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Humic Mỹ
- Khi trộn với nước amoniac: Hơi nước thoát ra sẽ làm tăng áp suất, chỉ được dùng nếu những dụng cụ pha trộn có chỗ thông hơi hoặc van thoát khí.
- Khi trộn với thuốc trừ sâu: Pha loãng dung dịch humic với nước trước khi bỏ thuốc trừ sâu và phụ chất. Không được trộn với thuốc trừ sâu làm từ cacbon vì hiệu quả sẽ bị giảm. Làm theo hướng dẫn trên bao bì thuốc trừ sâu trước khi trộn với dung dịch axit humic. Phải chắc chắn khuấy đều dung dịch trong mọi trường hợp.
- Không được trộn các sản phẩm phân humic với canxi nitrat, axit photphoric, kẽm sun-phát hay bất cứ dung dịch nào có độ pH nhỏ hơn 6,5.
Những thông tin trên đã chia sẻ trên, sẽ giúp bà con thuận lợi hơn trong quá trình trồng và chăm sóc để cây phát triển và cho năng suất tốt. Chúc bà con áp dụng thành công và cho một vụ mùa bội thu. Liên hệ với TTP GLOBAL 0938 432 788 để được tư vấn hỗ trợ khi gặp các vấn đề về cây trồng và phân bón hữu cơ nhập khẩu từ Mỹ.
Xem thêm: 3+ Tiêu chí trong kỹ thuật bón phân cho cây trồng mới nhất