Thực trạng hiện nay, đất sản xuất ngày càng kém màu mỡ và thoái hóa. Nguyên nhân chính là do việc sử dụng QUÁ NHIỀU phân bón hóa học và các loại hóa chất. Phân bón hữu cơ được nghiên cứu và cho ra đời để giúp bà con nông dân giải quyết các vấn đề về đất và cây trồng. Nổi bật hiện nay là các loại phân bón hữu cơ sinh học. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua chia sẻ sau:

Phân hữu cơ sinh học là gì?
Phân bón sinh học hay còn gọi phân bón hữu cơ sinh học là sản phẩm phân hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích. Từ các nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Ưu điểm và hạn chế của phân hữu cơ sinh học
Phân bón hữu cơ sinh học nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học và nhà nông. Bởi chính những giá trị lợi ích mà nó mang lại cho đất – cây trồng – môi trường. Sản phẩm vẫn đảm bảo cung cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa – trung – vi lượng. Đặc biết là phù hợp với định hướng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ưu điểm của phân bón sinh học
Phân bón sinh học có rất nhiều ưu điểm nổi trội, rất có ích đối với cây trồng và đất trồng.

- Phân bón hữu cơ sinh học được nghiên cứu và đánh giá là hoàn toàn vô hại.
- Công dụng cải tạo đất, duy trì và nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài – bền vững.
- Bón được cho tất cả các loại cây trồng ở các giai đoạn khác nhau: bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,..
- Người nông dân có thể sử dụng phân bón hữu cơ sinh học dễ dàng, không lo chết cây, chua đất và chết đất.
- Cung cấp đầy đủ, cần đối các lượng chất khoáng cần thiết cho cây trồng. Giúp cây sinh trưởng, phát triển và mang lại chất lượng nông sản tốt nhất.
- Bổ sung một lượng lớn các chất: chất mùn, acid Humic, Humic,… Giúp cải tạo các đặc tính hóa học – sinh học – vật lý của đất, hạn chế xói mòn đất và giúp phân giải các độc tố trong đất.
- Thêm đó, các sản phẩm phân sinh học sẽ giúp hạn chế mầm bệnh có trong đất.
- Cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên và sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh – thời tiết.
- Cây trồng khó hấp thu thì hấp thu tốt hơn, sản phẩm an toàn thân thiện với môi trường, con người hơn.
Nhược điểm của phân bón sinh học
- Phân bón hữu cơ sinh học có giá thành thường hơi cao so với một số sản phẩm phân vô cơ khác.
- Hiệu quả chậm nhưng bền vững và lâu dài.
Phân hữu cơ sinh học Humic – lựa chọn tốt nhất cho người nông dân
Tùy thuộc vào loại đất sản xuất, giống cây trồng, mà chọn loại phân bón sinh học một cách hợp lý. Khi đã sử dụng phân bón sinh học để cải tạo đất nên trộn với các loại phân khác: tro trấu, xơ dừa, phân chuồng đã hoai mục,… Sẽ giúp phân tán tốt lượng vi sinh đều mặt đất và gia tăng hiệu quả cho đất – cây trồng.

>> Tham khảo thông tin chi tiết thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng một số sản phẩm phân hữu cơ sinh học phù hợp cho cây trồng: cây công nghiệp, cây ăn trái, rau củ, hoa kiểng.
Phân bón hữu cơ sinh học Humic
- Diamond Grow® – Humi[K] WSG dạng hạt
- Phân bón sinh học Diamond Grow® – Humi[K] Bio (AG)/2-4mm
- Phân bón sinh học Diamond Grow® – Humi[K] Bio (TURF)/0.8 – 1mm
- Diamond Grow® – Humi[K] WSP dạng bột
- Diamond Grow® Ful-Grow Gold 2x
Hiệu quả khi dùng phân hữu cơ sinh học Humic
Các dòng phân hữu cơ/hữu cơ sinh học Humic nhập khẩu dạng bột – dạng hạt – dạng lỏng:
- Phù hơp: Thích hợp khi bổ sung vào các giai đoạn: bón lót hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
- Cách sử dụng: đơn giản, không sợ chết cây, không sợ thái hóa đất.
- Cách thức: Sử dụng bón trực tiếp hoặc trộn với phân bón khô khác tưới/phun.
- Lợi ích: Tăng chất lượng – Tăng sản lượng – Tăng giá trị kinh tế – Đảm bảo sức khỏe người dùng
Lưu ý: Khi bón phân hữu cơ sinh học cần nên hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ ít nhất là 5-7 ngày.
Với những lợi ích vượt bậc mà phân bón sinh học đang ngày càng được bà con nông dân tin dùng. TTP GLOBAL chuyên phân phối các loại phân hữu cơ sinh học. Cùng các loại phân hữu cơ nhập khẩu chính hãng khác với giá thành hợp lý. Liên hệ NGAY để được chuyên gia – kỹ sư nông nghiệp tư vấn.
>> Xem thêm:
- Phân bón vô cơ là gì? Có nên sử dụng phân bón vô cơ hay không?
- Phân hữu cơ, phân vô cơ – Vai trò và sự khác biệt với cây trồng
- Phân hữu cơ là gì? Tác dụng của phân hữu cơ