[ Kiến Thức Nông Nghiệp ]

Kỹ thuật trồng mít kết hợp phân bón Ful Grow Gold 2X

image_print

Trong ngành nông nghiệp, quy trình trồng cây trái đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và kế hoạch chuẩn xác để đạt được hiệu suất tối ưu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình kỹ thuật trồng mít, đặc biệt là sự kết hợp với phân bón Ful Grow Gold 2X. Đây là sản phẩm phân bón nguyên gốc tốt nhất thị trường do TTP Global phân phối, giúp cây trồng phát triển tốt và đạt năng suất cao. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

I. YÊU CẦU VỀ SINH THÁI

1. Nhiệt độ, độ ẩm

  • Nhiệt độ thích hợp cho cây mít sinh trưởng và phát triển là 20 – 32oC
  • Độ ẩm tương đối thích hợp từ 70 – 75%, độ ẩm chủ yếu tác động vào thời kỳ ra hoa, đậu quả, các giai đoạn khác ít ảnh hưởng.

2. Lượng mưa

Mít có bộ rễ ăn sâu, chịu hạn tốt, có thể chịu được khô hạn 03 – 04 tháng, nhưng để có năng suất cao nên trồng mít ở những vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 2.000 mm, ngược lại mít chịu úng kém.

3. Ánh sáng

Mít là cây ưa sáng, thờ gian chiếu sáng từ 2.000 – 2.500 giờ/năm phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

Kỹ thuật trồng mít

4. Đất đai

Mít là cây dễ tính, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, gồm: Đất đỏ bazan, phù sa, đất xám, đất đồi núi… Tuy nhiên, đất trồng mít phải thoát nước tốt, có tầng canh tác sâu, mít chịu úng kém, ở các vùng đất thấp, khi trồng phải lên líp.

Độ pH đất thích hợp cho trồng mít là 5 – 7,5.

II. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG MÍT NHÂN GIỐNG

1. Giống

Hiện ở Đồng Nai có nhiều giống mít cho năng suất cao như mít Viên Linh, mít Thái, mít nghệ, mít tố nữ,… Song, nông dân nên trồng giống mít được tuyển chọn qua các cuộc thi trái cây ngon, giống tốt hoặc những giống mít trong nước có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng, đồng thời thích hợp để chế biến, sấy khô đóng gói xuất khẩu.

2. Kỹ thuật trồng mít nhân giống

2.1 Nhân giống bằng hạt

Ưu điểm:

  • Nhân giống bằng hạt dễ làm
  • Cây con mọc khỏe, tuổi thọ dài.
  • Một số bệnh không truyền qua hột.

Nhược điểm:

  • Cây bị lai giống do mít thụ phấn chéo, không giữ nguyên được phẩm chất của cây mẹ.
  • Lâu cho quả phải mất khoảng 04 – 08 năm cây mới cho quả đầu tiên.
  • Cây có rễ cọc, khi bứng dễ gây chết cây.
  • Gieo ươm bằng hạt có thể sử dụng các phương pháp sau: Gieo ươm trong các loại bầu có vỏ sẵn.
kỹ thuật trồng mít

2.2 Nhân giống bằng phương pháp chiết

Chiết cành: Mùa chiết thường là mùa mưa, cành chiết được chọn trên những cây còn trẻ (khoảng 18 – 24 tháng tuổi), đã hóa gỗ, đường kính cành chỗ bó phải được 1 cm trở lên. Khoanh vỏ bóc đi rộng 4 – 5 cm.

Cạo tầng sinh gỗ dưới vỏ để khô 01 – 02 ngày rồi dùng rơm hoặc xơ dừa, bó quanh nơi đã bóc vỏ. Dùng bọc nilon bó lại và dùng dây buộc chặt lại.

  • Nếu có chất kích thích sinh trưởng, bôi vào miệng vết cắt, phía trên, nơi rễ sẽ đâm ra thì tỷ lệ sống có thể lên đến 100%, rễ ra vừa nhanh vừa nhiều.
  • Không có chất kích thích, rễ ra chậm, tỷ lệ sống thấp hơn.
  • Khoảng 70 – 80 ngày sau khi rễ đã xuất hiện phía ngoài bầu chiết thì bắt đầu đem trồng vào vườn giâm hoặc vào chậu, vào túi nilon để ở chỗ râm mát.
  • Chú ý tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Khoảng 01 – 02 tháng sau, khi đã có rễ thứ sinh thì có thể đem trồng ra vườn.

2.3 Nhân giống bằng phương pháp ghép

Ghép áp cành: Chọn gốc ghép độ sáu tháng tuổi dùng dao vát chéo hai bên rồi nêm xiên vào tược của các giống mít ngon, cột dây lại. Sau ba tháng thì cắt rời khỏi cây mẹ, dưỡng một tháng nữa rồi đem trồng.

Ghép mắt: Mở cửa sổ, bóc bỏ mảnh gỗ dính với mắt. Nên lấy mắt ở cành già, ít nhất trên mười hai tháng tuổi, thời gian ghép tốt nhất vào tháng 11 – 12 dương lịch.

  • Ưu điểm: Nhân giống nhanh, cho nhiều cây con trong một thời gian ngắn mà ảnh hưởng ít tới cây mẹ. Cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ; chọn được gốc ghép chống chịu sâu bệnh tốt.
  • Nhược điểm: Thợ ghép phải được huấn luyện. Đôi khi virus truyền qua đường ghép như gỗ ghép, gốc ghép, dao ghép.

III. CHĂM SÓC ĐÚNG KỸ THUẬT TRỒNG MÍT

1. Thời vụ

Nên trồng mít vào đầu mùa mưa (tháng 4, 5) vì cây con cần nhiều nước trong giai đoạn đầu, nếu trồng cuối mùa mưa thì phải có nước tưới trong mùa khô.

2. Chuẩn bị hố trồng

Nếu đất trồng có độ dốc thấp nên đào hố trồng có kích thước 40 x 40 x 40 cm, trường hợp đất có độ dốc hơi cao đào hố 40 x 40 x 60 cm (sâu 60 cm).

Tùy theo địa hình của đất cao hay thấp để đào mương thoát nước cho phù hợp nên đào mương phụ rộng và sâu từ 0,3 – 0,4 m, mương chính đào rộng và sâu khoảng 0,5 – 0,7 m.

3. Khoảng cách – mật độ

Mít là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng cho cây sinh trưởng và phát triển, kháng sâu bệnh, do đó trồng khoảng cách 7 m x 7 m, mật độ 200 cây.

Đất cằn cỗi nên trồng dày, đất tốt nên trồng thưa.

4. Cách trồng

Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ thẳng đứng từ trên xuống dưới và bóc túi nilon ra. Sau đó vun đất vào gốc và ấn nhẹ xung quanh.

Đất có độ dốc thấp trồng mặt bầu ngang với mặt đất, đất có độ dốc cao trồng mặt bầu thấp hơn mặt đất từ 20 – 30 cm. Sau đó cắm cọc để cố định cây con, nếu đất khô phải tưới và ủ ẩm cho cây.

kỹ thuật trồng mít

5. Phân bón

5.1 Bón lót

  • Trước khi trồng bón lót mỗi hố 10 – 20 kg phân chuồng.
  • Hoặc 300g – 400 Humic K Bio phân hữu cơ vi sinh với 0,5 kg lân; 0,5 kg vôi bột; 30g HUMIK WSG.

5.2 Bón thúc

5.2.1 Giai đoạn kiến thiết cơ bản (năm 1 đến năm 3):

Lượng phân bón/1 ha:

NămUrê (kg)Lân super (kg)Kali clorua (kg)Vôi (kg)Hữu cơ vi sinh Humic K Bio (kg)
175200602002
275200603003
31002001005004

Số lần bón:

  • Lần 1: Vào đầu mùa mưa: 50% lượng phân đạm và kali kết hợp 100% hữu cơ, vôi và lân.
  • Lần 2: Vào cuối mùa mưa: Bón lượng còn lại.

Cách bón:

  • Bón cách cây 30 – 50 cm.
  • Khi cây có tán bón theo hình rãnh của hình chiếu tán hoặc cuốc 04 hốc theo hình chiếu tán sâu 20 – 30 cm.
5.2.2 Giai đoạn kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi)

Lượng phân bón/1 ha:  

NămUrê (kg)Lân super (kg)Kali sulphat (kg)Vôi (kg)Hữu cơ vi sinh Humic K Bio (kg)
43004002505005
53505003507007
64006004508008
Từ năm thứ 7 trở đi4507005001.00010

Số lần bón:

  • Lần 1 (ngay sau khi kết thúc thu hoạch trái vụ trước): kết hợp với tạo tán tỉa cành và sửa bồn vun xới gốc. Bón 100% phân hữu cơ kết hợp 50% phân lân để phục hồi bộ rễ và bón vôi.
  • Lần 2 (trước khi ra hoa): 25% đạm + 20% lân + 30% kali nhằm mục đích kích thích hình thành mầm hoa.
  • Lần 3 (khi mới đậu trái): 40% đạm + 15% lân + 30% kali.
  • Lần 4 (trước thu hoạch lứa trái đầu khoảng 30 ngày): 35% đạm + 15% lân + 40% kali.

Cách bón:

  • Bón cuốc rãnh theo hình chiếu tán hoặc cuốc 04 hốc theo hình chiếu xung quanh tán, sâu 20 – 30 cm.

Sử dụng phân bón lá:

  • Định kỳ sử dụng các loại phân bón lá để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Dùng định kỳ 30-45 ngày, 20g HUMIK WSG + 20g Fulvic + 30ml Ful-grow gold 2x/25 lít nước phun ướt đều tán cây.
  • Giúp cây sinh trưởng tốt, ra rễ nhanh mạnh.
kỹ thuật trồng mít

6. Tưới nước

Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên từ 02 – 03 ngày ít nhất trong một tháng đầu. Trồng trong mùa mưa, nếu trời không mưa phải để ý đến việc tưới nước. Cây mít khi còn nhỏ nếu thiếu nước cây sẽ chết. Ngược lại, trong mùa mưa nếu đất xung quanh gốc cây bị ẩm đọng nước cây con cũng bị chết vì bộ rễ thiếu dưỡng khí và thối rễ.

Nếu có điều kiện nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống sẽ giảm nhiều công tưới, bón phân hóa học, trong khi năng suất chất lượng trái tăng cao.

7. Trồng cây che phủ

Xen canh trong những năm đầu khi cây chưa giao tán. Tùy điều kiện thâm canh có thể trồng xen canh với các loại cây khác như cây cà phê hoặc cây hoa màu trong những năm đầu. Tuy nhiên cần phải chú ý để cho cây mít được thông thoáng và hấp thụ được từ 80 – 90% ánh sáng tự nhiên. Cỏ cũng có thể được dùng che phủ mặt đất tăng thêm chất hữu cơ cho đất.

8. Tỉa cành tạo tán

Chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao từ 01 mét trở lên, khi cây chưa có trái tỉa cành 02 – 03 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 01 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong.

Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40 cm trở lên. Chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50 cm, tạo thành tầng không quá 05 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3 cho cây thoáng nhằm tránh sâu bệnh và tăng năng suất.

IV. CÔNG DỤNG CỦA PHÂN BÓN FUL GROW GOLD 2X ĐỐI VỚI CÂY MÍT

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng trung lượng và vi lượng cho lá một cách trực tiếp, nhờ đó nó đáp ứng đủ nhu cầu và căn bằng dinh dưỡng cho cây.
  • Kích thích ra lá, ra hoa, đậu quả, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  • Tăng khả năng chống chịu của cây trước các điều kiện khắc nghiệt như hạn hán, ngập úng, thiếu ánh sáng, nhiệt độ cao hoặc thấp
  • Ức chế sự xâm hại của sâu bệnh gây hại trên cây trồng.
  • Giảm lượng phân bón gốc cần thiết cho cây trồng, giảm chi phí sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường.

V. THAM KHẢO CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ HUMIC KHÁC CỦA TTP GLOBAL

  • Diamond Grow® – Humi[K] WSG dạng hạt
  • Diamond Grow® – Humi[K] Bio dạng hạt
  • Diamond Grow® – Humi[K] WSP dạng bột
kỹ thuật trồng mít

Nếu bà con quan tâm đến việc tác dụng phân humic và kỹ thuật trồng mít trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hãy ghé thăm website TTP Global hoặc liên hệ hotline 0938 432 788 để tìm hiểu thêm về các sản phẩm humic Mỹ chất lượng cao và cách chúng có thể giúp nâng cao năng suất của bạn. Đừng bỏ lỡ cơ hội cải thiện canh tác và bảo vệ môi trường cùng phân bón hữu cơ humic nhé!

Liên hệ ngay với TTP GLOBAL để được tư vấn, báo giá cụ thể và nhanh chóng nhất nhé!

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *