Quy trình canh tác lúa hữu cơ đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng hạt gạo. Yêu cầu về đất trồng, chuẩn bị giống và canh tác, lựa chọn phân bón hay xử lý cỏ dại,… được áp dụng như thế nào? Tất cả thông tin sẽ được TTP GLOBAL chia sẻ ngay sau đây:

Một số yêu cầu của đất trồng theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ
Đất phải có độ phì nhiêu tự nhiên và không bị ô nhiễm
- Loại đất: Đảm bảo đất sạch, không bị ô nhiễm bởi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm kim loại (Fe, Hg, Pb,…).
- Độ dày đất: Tầng đất phải dày và đáp ứng đủ điều kiện sinh trưởng cho cây trồng.
- Tính chất lý – hóa – sinh học: Phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau.
- Chế độ nước và độ ẩm: Đất cần đủ ẩm cần thiết, điều tiết nước tưới theo giai đoạn khoa học cho từng giống cây.
Đất phải luôn được duy trì hàm lượng chất hữu cơ và chất mùn
Việc bổ sung nhằm cân bằng, điều hòa môi trường sống: Cấu trúc đất, độ ẩm, nhiệt độ, độ pH,… Người dân có thể bổ sung chất hữu cơ theo các cách khác nhau:
- Các sản phẩm dư thừa từ các nguồn thực vật, động vật sau thu hoạch.
- Bổ sung phân hữu cơ: Phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ vi sinh hay hữu cơ sinh học,…
- Hệ vi sinh vật có lợi sẽ tự phân giải và tổng hợp chất hữu cơ.

Đất không bị ô nhiễm bởi tác động của các độc tố
Các chất độc tố thường có trong đất như: Kim loại nặng hoặc những vi sinh vật gây bệnh,… Đây là những tác nhân sẽ làm suy giảm sức khỏe của đất, sức khỏe của cây trồng. Tác động nhiều và làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Đất trước khi trồng sẽ được lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Và kết quả sẽ được so sánh với tiêu chuẩn được đề ra cho đất trồng hữu cơ.
Chuẩn bị và xử lý hạt giống trước khi trồng
Đối với quy trình canh tác nông nghiệp hữu cơ người dân cần lưu ý:
- Không được sử dụng giống biến đổi Gen, đột biến phóng xạ hoặc hóa chất.
- Không dùng chất kích thích trong quá trình xử lý hạt giống.
- Giống lúa phải sạch và không bị nhiễm sâu bệnh.
- Chất lượng hạt giống: 70 – 100 kg /ha đối với ruộng sạ hàng hay sạ hốc; 80-120kg/ha với hình thức sạ vãi.
Lưu ý: Đừng quên ngâm và loại bỏ hạt lép trong nước muối NaCl và ngâm hạt giống theo hướng dẫn trên bao bì. Việc này giúp giống nãy mầm nhanh, hệ rễ phát triển mạnh, cây khỏe và kháng sâu bệnh hại tốt hơn.
Lựa chọn phân bón hữu cơ trong quá trình canh tác hữu cơ
Lưu ý khi chọn phân bón cho cây trồng
Cũng giống như tiêu chuẩn chọn đất, khi chọn phân bón cần tránh các loại phân tổng hợp như phân Ure, DAP, SA, Kali, phân lân super hoặc phân NPK,…dù ít hay nhiều.
Người dân chỉ dùng các phân hữu cơ đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Cụ thể: Phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học hoặc phân hữu cơ vi sinh,…
Riêng đối với các loại phân bón hữu cơ truyền thống: Phân gia súc, gia cầm cần phải qua chế biến đúng quy trình mới được sử dụng. Đặc biệt, trong quá trình trồng và canh tác cần kiểm tra cây thiếu chất gì sẽ bổ sung đúng chất đó.

Chia sẻ về các yếu tố cần đánh giá khi chọn phân bón cho lúa tại khu vực Đ.B Sông Cửu Long
Đặc tính của giống
- Giống lúa: Ngắn ngày/dài ngày
- Khả năng thích ứng: Chịu thâm canh hoặc không
- Tình hình sâu bệnh trên ruộng
- Giai đoạn cần bổ sung phân bón: Tùy thời kỳ sinh trưởng của cây lúa
Mùa vụ
- Thời gian trồng: Mùa mưa hay mùa khô
- Mùa vụ: Đông – Xuân hay Hè -Thu
Đặc điểm đất trồng
- Đất canh tác: Đất phù sa, đất phèn hay đất nhiễm mặn
- Canh tác: 2 vụ lúa/năm; 3 vụ lúa/năm; 2 lúa 1 màu hay Lúa- Tôm,…
Yếu tố liên quan khác
- Nước tưới và điều kiện tưới tiêu: Chủ động hay phụ thuộc
- Trình độ canh tác: Kinh nghiệm của người nông dân (lâu năm/mới, có kinh nghiệm/chưa,…)
Xử lý cỏ dại trên ruộng lúa trong quá trình canh tác
Kiểm soát và xử lý cỏ dại trên ruộng lúa trong quá trình canh tác có nhiều phương pháp khác nhau. Người dân nên lựa chọn các phương pháp vật lý:
- Tiến hành chuẩn bị đất trồng phù hợp
- Tiến hành các kĩ thuật trồng trọt: Giảm cỏ dại, duy trì mực nước trong ruộng, làm cỏ bằng tay. Thêm một số quy trình xử lý bằng máy cày quay.
- Chọn mùa trồng trồng thích hợp, các kỹ thuật cắt lá và luân canh.

Một số cách xử lý cỏ dại:
- Có thể đốt cỏ dại để tiêu diệt mầm bệnh theo cách không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đất.
- Xử lý hạt giống trước trồng (ngâm, tẩm) và dùng nước ém cỏ,… Tạo điều kiện để giúp lúa nảy mầm và phát triển mạnh giai đoạn đầu để lấn cỏ.
- sQuản lý cỏ dại bằng cách sử dụng dụng cụ sạ hàng; Sạ cụm-hốc để dễ dàng làm cỏ bằng tay hoặc cơ giới hóa.
Tham khảo một số phân hữu cơ đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế
Hãy tham khảo các sản phẩm phân hữu cơ Humic Mỹ được phân phối bởi Công ty Cổ phần đầu tư TTP GLOBAL. Đơn vị phân phối chính thức và độc quyền các sản phẩm phân bón hữu cơ Humic Growth của Hoa Kỳ tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
TTP GLOBAL – cung cấp các sản phẩm phân hữu cơ được chứng nhận bởi CDFA/OMRI/WSDA/NOP. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy trình canh tác nông nghiệp hữu cơ. Giải quyết được các vấn đề nông nghiệp: Kích thích – phát triển – tái tạo đất đai.
Danh mục sản phẩm phân bón hữu cơ Humic:
- Dạng bột hòa tan
- Dạng hạt hòa tan
- Dạng lỏng
Sản phẩm phân hữu cơ Humic Mỹ sản xuất và phân phối khắp 40 quốc gia trên toàn thế giới. Đáp ứng nhu cầu nông nghiệp trên toàn cầu. Nâng cao chất lượng – sản lượng nông sản trong mỗi mùa vụ. Sản phẩm được bảo đảm tiêu chí sạch – an toàn – hữu cơ để xuất khẩu.
Với xu hướng phát triển phát triển nông nghiệp hữu cơ và nông sản sạch hiện nay. Phân bón hữu cơ Humic Mỹ tại TTP GLOBAL chính là lựa chọn phù hợp để tạo nên mùa vụ bội thu cho người nông dân.
Liên hệ ngay với chúng tôi, để được tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp. TTP GLOBAL sẽ báo giá theo số lượng cho quý khách hàng và giao hàng trên toàn quốc theo nhu cầu.
Tìm hiểu thông tin về các sản phẩm cụ thể:
- Phân bón sinh học Diamond Grow® – Humi [K] WSG dạng hạt
- Phân bón hữu cơ Diamond Grow® – Humi[K] WSG Bio
- Phân bón sinh học Diamond Grow® – Humi[K] WSP dạng bột
- Phân bón Diamond Grow® Ful-Grow Gold 2x lỏng