Phân hữu cơ vi sinh – một trong những dòng phân bón khá phổ biến và được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp hiện nay. Bà con nông dân trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ càng để tận dụng triệt để và nâng cao hiệu quả tối đa tác dụng của nó cho cây trồng.

Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón có chứa từ một đến nhiều chủng vi sinh vật có ích: Azospirillum, Rhizobium, Phosphobacteria, Azotobacter,… Sản phẩm được tạo thành bằng cách kết hợp giữa cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó cho lên men.
Với tỷ lệ thành phần: 15% hợp chất hữu cơ với mật độ trung bình là từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Nhờ đó, sản phẩm đem lại công dụng vượt bậc cho đất đai và cây trồng:
- cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa – trung – vi lượng;
- hòa tan các chất vô cơ trong đất để cây dễ hấp thụ hơn;
- giúp cây chống lại các mầm bệnh, sâu bệnh hại;
- bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu.
- Và tăng lượng mùn có trong đất, giúp đất tơi xốp, không bị bạc màu.
Ngoài ra, phân hữu cơ vi sinh cũng có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật có trong đất. Việc sử dụng và bổ sung các loại phân bón này giúp giảm tác hại của hóa chất lên nông sản.
Đồng thời, hạn chế lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng cường bảo vệ môi trường, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Tìm hiểu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Dưới đây là quy trình 6 bước sản xuất phân hữu cơ, cùng tham khảo:
- Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ tự nhiên: than bùn, bã mía, vỏ cà phê,…
- Tiến hành xử lý (sơ chế)
- Dùng men ủ vi sinh vật để phối trộn, ủ. Sau quá trình ủ thành công, sẽ thu được chất nền hữu cơ
- Bổ sung chế phẩm vi sinh vật, trường hợp cần tăng chất lượng phân có thể bổ sung NPK và vi lượng sau đó phối trộn.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Đóng gói và bảo quản

Các chủng vi sinh vật sử dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh được phân loại dựa vào nhóm vi sinh vật chính được lựa chọn để sản xuất. Theo đó, có các loại phân hữu cơ vi sinh khác nhau, dựa vào các chủng vi sinh vật:
Vi sinh vật cố định đạm
Nitơ dạng phân tử trong không khí rất nhiều nhưng thực vật không có khả năng hấp thu trực tiếp chúng. Đây là lý do, người nông dân cần đến những sản phẩm có chứa vi sinh vật cố định đạm.
Quá trình cố định đạm là quá trình khử nitơ phân tử thành dạng nitơ có thể sử dụng được. Và được thực hiện bởi các vi khuẩn thuộc chi Clostridium, Azospirillum, Azotobacter, các vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu,…
Những vi sinh vật này sẽ cố định Nitơ từ không khí chuyển hóa thành hợp chất chứa Nitơ cho đất, cây. Từ đó, giúp cho cây trồng nâng cao năng suất, đất đai màu mỡ hơn.
Vi sinh vật phân giải lân
Đây là nhóm vi sinh vật với khả năng chuyển hóa nhiều hợp chất photpho khó tan thành chất dễ tan để cây trồng dễ dàng hấp thu. Điểm nổi trội của nhóm vi sinh vật phân giải lân là có khả năng hòa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau.
Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lân cho cây, giúp cây tăng năng suất, nâng cao khả năng chống chịu với thời tiết – sâu bệnh hại,…
Vi sinh vật phân giải cellulose
Nguồn chất hữu cơ sau chế chế biến thực phẩm hoặc sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là rất lớn: rơm rạ, trấu. bã mía, cám,… Cellulose có thể bị phân hủy nhưng quá trình này thường tốn kém và gây ảnh hưởng tới môi trường.
Bởi đó, việc ứng dụng nhóm vi sinh vật vào xử lý các chất hữu cơ có chứa cellulose mang lại hiệu quả cao và được sử dụng phổ biến hiện nay.
Vi sinh vật kích thích tăng trưởng
Bao gồm nhóm vi khuẩn giúp kích thích thực vật phát triển thông qua việc điều tiết chất chuyển hóa thứ cấp. Nhằm gia tăng khả năng và tạo điều kiện thuận lợi cho rễ hấp thu các dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, nhóm vi sinh vật này còn giúp tăng sức đề kháng để cây chống lại sâu bệnh hại, sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Tác dụng của việc bón phân hữu cơ vi sinh

Như đã nói ở trên, phân hữu cơ vi sinh mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng. Ngay đây, TTP GLOBAL sẽ phân tích sâu hơn về những tác dụng mà phân bón này mang lại cho chất lượng nông sản.
- Sử dụng phân hữu cơ vi sinh đảm bảo về chất lượng – sự an toàn cho nông sản. Sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu, giúp nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên thị trường.
- Là sản phẩm thay thế cho phân hóa học, cũng là giải pháp thay thế để giải quyết những hậu quả mà phân hóa học để lại. Cung cấp đầy – đủ dưỡng chất cần thiết cho cây, cây hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài.
- Phân hữu cơ vi sinh giúp giữ ấm – giữ phân – giữ nước và giữ cho đất tơi xốp.
- Đặc biệt, thúc đẩy hệ rễ phát triển tốt – phát triển sâu.
- Là dòng phân bón thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với môi trường sống của các loài động vật.
Lưu ý để sử dụng phân hữu cơ vi sinh đạt hiệu quả cao
Để đạt hiệu quả tối đa khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp:
- Ủ phân trước khi sử dụng – đây là cách giúp tính năng của vi sinh vật có trong phân phát triển mạnh mẽ nhất.
- Hòa tan phân hữu cơ vi sinh vào nước và sử dụng tưới quanh gốc cây. Đây là cách giúp bà con nông dân tận dụng triệt để nguồn hữu cơ (lá, thân, cành cây hoai mục có trong gốc). Phù hợp cho những cây trồng lâu năm.

Về bản bản chất, trong phân bón vi sinh tồn tại nhiều vi sinh vật còn sống. Do đó bà con nông dân khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh cần lưu ý, không được sử dụng kết hợp với các chất, phân,… có tính oxi hóa cao. Vì như vậy sẽ làm chết các vi sinh vật đó.
Và thời gian tốt nhất để sử dụng chung với các sản phẩm phân hoặc thuốc khác là 2 tuần giữa 2 lần sử dụng.
Những thông tin về phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh mà TTP GLOBAL cung cấp trên đây. Chúng tôi tin rằng, bà con nông dân sẽ có được thông tin cần thiết cho mình. Nếu Quý bà con có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ 0938 432 788 để chuyên gia hỗ trợ tư vấn.
Trường hợp bà con đang tìm kiếm những sản phẩm phân hữu cơ nhập khẩu tốt – chất lượng cho cây trồng. Hãy tìm hiểu những sản phẩm đang được phân phối tại TTP GLOBAL nhé. Xem thêm thông tin chi tiết tại đây: https://humicgrowth.vn/phan-huu-co/