1

Mua Phân Bón Hữu Cơ Ở Đâu Tốt Nhất Cho Cây Trồng?

Mua phân bón hữu cơ ở đâu tốt nhất? Là câu hỏi được rất nhiều bà con quan tâm do nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ của bà con nông dân ngày càng tăng cao. Kéo theo đó là sự phát triển của thị trường phân bón hữu cơ, dẫn đến ngày càng có rất nhiều sản phẩm kém chất lượng được tung ra thị trường nhằm mục trục lợi cá nhân.

Chính vì thế, trong bài viết này TTP Global sẽ chia sẻ cho bà con nông dân cách lựa chọn các địa điểm bán các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng nhất.

Các tiêu chí để lựa chọn mua phân bón hữu cơ ở đâu tốt nhất uy tín

Các tiêu chí khi lựa chọn mua phân bón hữu cơ ở đâu là tốt nhất và uy tín chất lượng.
Các tiêu chí khi lựa chọn mua phân bón hữu cơ ở đâu là tốt nhất và uy tín chất lượng.

1. Cơ sở, địa chỉ trụ sở chính của công ty phân bón hữu cơ phải hiện hữu

Theo pháp luật của Việt Nam quy định, địa chỉ trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp phải chính xác, rõ ràng và phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đó. Chính vì thế, một công ty phân bón không thể thiếu địa chỉ trụ sở chính.

Một số tiêu chuẩn trong việc đặt trụ sở chính là không được đặt tại chung cư và nhà tập thể, địa chỉ phải được xác định cụ thể bao gồm số nhà, đường, xã, quận hoặc huyện, tỉnh hoặc thành phố, kèm theo số điện thoại, số fax và email.

2. Thông tin của công ty phân bón hữu cơ phải rõ ràng, đầy đủ

Để biết được một công ty phân bón đang hoạt động bà con cần phải lưu ý các thông tin sau:

  • Tên của công ty phân bón;
  • Tình trạng hoạt động của công ty là đang hoạt động;
  • Mã số thuế của công ty;
  • Loại hình pháp lý;
  • Ngày bắt đầu thành lập;
  • Tên người đại diện theo pháp luật;
  • Thông tin trụ sở chính.

Các công ty phân bón đang hoạt động đều phải công khai các thông tin tổng quan về tổ chức của mình với cộng đồng, để chứng minh công ty mình đang hiện hữu trong xã hội, cũng như để khách hàng hay đối tác dễ dàng tra cứu thông tin.

Nhận dạng thương hiệu chất lượng để chọn mua phân bón hữu cơ tốt nhất.
Nhận dạng thương hiệu chất lượng để chọn mua phân bón hữu cơ tốt nhất.

3. Có giấy tờ chứng nhận và giấy phép kinh doanh đầy đủ

Giấy chứng nhận phân bón hữu cơ là cơ sở để xác nhận chất lượng phân bón đã đúng quy chuẩn kỹ thuật phân hữu cơ theo quy định. Đây là chứng nhận bắt buộc mà công ty phân bón hữu cơ cần phải có trước khi lưu hành trên thị trường.

Giấy phép kinh doanh là cơ sở để cho các cơ quan có thể quản lý dễ dàng, kiểm soát được hoạt động kinh doanh của công ty và kiểm soát nghĩa vụ thuế. Đây cũng là một loại giấy tờ không thể thiếu trước khi công ty muốn hoạt động kinh doanh.

Bà con cần lưu ý 2 loại giấy tờ trên nhằm mục đích xác thực công ty phân bón hữu cơ đang hoạt động hợp pháp.

4. Phải có Website

Một công ty phân bón lớn phải có Website, nhằm giúp công ty quảng bá thương hiệu và sản phẩm ra bên ngoài thị trường.

Giúp bà con nông dân có thể dễ dàng tìm thấy các kiến thức, thông tin bổ ích về nông nghiệp, đem lại giá trị cho cộng đồng, từ đó làm gia tăng độ uy tín cho thương hiệu.

5. Bộ nhận dạng thương hiệu

Một công ty phân bón lớn, uy tín thông thường sẽ có những bộ nhận dạng thương hiệu chuyên nghiệp và khác nhau. Bộ nhận dạng thương hiệu là các ấn phẩm truyền thông chứa các nội dung như:

  • Logo: Thông thường logo sẽ liên quan đến nông nghiệp và thể hiện được giá trị của thương hiệu.
  • Slogan: Khẩu hiệu mà công ty muốn hướng đến.
  • Tiêu chuẩn thiết kế: Bộ nhận dạng thương hiệu cũng có thể bao gồm các hướng dẫn về cách thiết kế sản phẩm và vật phẩm truyền thông để đảm bảo tính nhất quán và chuyên nghiệp trong giao tiếp thương hiệu. Điều này bao gồm việc xác định kiểu chữ, kích thước, tỷ lệ và cách sắp xếp các yếu tố trên sản phẩm.
  • Chứng nhận và nhãn hiệu chất lượng: Các chứng nhận và nhãn hiệu chất lượng có thể được sử dụng để tạo lòng tin và uy tín trong thị trường. Chúng cho biết rằng sản phẩm của công ty đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao và an toàn, làm tăng giá trị của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Các nội dung này sẽ được in lên các sản phẩm như: Nón, áo thun, áo mưa, cốc nước,…

Cách nhận diện công ty cung cấp phân bón không đạt tiêu chuẩn 

Mua phân bón hữu cơ ở đâu là tốt nhất để tránh công ty không uy tín?
Mua phân bón hữu cơ ở đâu là tốt nhất để tránh công ty không uy tín?

  1. Sản phẩm kém chất lượng: Một trong những điểm dễ nhận biết là sản phẩm phân bón không đạt tiêu chuẩn thường không mang lại hiệu quả mong muốn cho cây trồng. Điều này có thể dẫn đến sự giảm suất sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
  2. Thiếu chứng nhận và giấy chứng nhận: Các công ty uy tín thường có các chứng nhận và giấy chứng nhận chất lượng từ cơ quan chức năng hoặc tổ chức độc lập. Công ty không đạt tiêu chuẩn thường không có hoặc thiếu các loại giấy tờ này.
  3. Thiếu thông tin sản phẩm: Các sản phẩm phân bón chất lượng thường được đánh giá và đưa ra thông tin rõ ràng về thành phần, cách sử dụng, hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản. Công ty không đạt tiêu chuẩn thường tránh công khai thông tin này hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ.
  4. Phản hồi tiêu cực từ khách hàng: Một cách nhận biết quan trọng là phản hồi từ người sử dụng trước đó. Nếu có nhiều phản hồi tiêu cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, đây có thể là dấu hiệu rõ ràng cho thấy công ty không đạt tiêu chuẩn.
  5. Quá trình sản xuất không rõ ràng: Các công ty đáng tin cậy thường có quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm được đảm bảo và kiểm tra một cách cẩn thận. Công ty không đạt tiêu chuẩn thường không tiết lộ thông tin về quy trình sản xuất hoặc kiểm tra chất lượng.
  6. Giao dịch không minh bạch: Nếu công ty cung cấp phân bón không đạt tiêu chuẩn có các giao dịch hoặc thỏa thuận không minh bạch, chẳng hạn như giá cả không cố định hoặc điều khoản không rõ ràng, đây có thể là dấu hiệu của một công ty không đáng tin cậy.

Cách nhận diện phân bón giả và kém chất lượng khi chọn lựa 

Mua phân bón hữu cơ ở đâu là tốt nhất và tránh được phân kem chất lượng?
Mua phân bón hữu cơ ở đâu là tốt nhất và tránh được phân kem chất lượng?

  1. Giá cả quá rẻ: Phân bón giả thường được bán với giá cả đáng ngờ thấp hơn so với thị trường chung. Giá quá thấp có thể là dấu hiệu cho thấy sản phẩm có thể là giả mạo hoặc chất lượng kém.
  2. Bao bì và nhãn mác không rõ ràng: Phân bón chất lượng thường có bao bì và nhãn mác rõ ràng, ghi đầy đủ thông tin về thành phần, hướng dẫn sử dụng, nguồn gốc sản phẩm và hạn sử dụng. Trong khi đó, sản phẩm giả thường có nhãn mác không chính xác, thiếu thông tin cần thiết, hoặc có chứa chính tả sai.
  3. Kiểm tra độ tan trong nước: Phân bón thật thường hoà tan một cách dễ dàng trong nước, trong khi phân bón giả có thể không tan hoặc tan chậm. Bạn có thể kiểm tra bằng cách pha một ít phân bón vào nước và xem nó tan hay không.
  4. Màu sắc và mùi không bình thường: Phân bón thật thường có màu sắc và mùi phù hợp với thành phần của nó, trong khi phân bón giả có thể có màu sắc không tự nhiên hoặc mùi khác thường.
  5. Nguồn gốc không rõ ràng: Các sản phẩm phân bón thật thường có nguồn gốc rõ ràng và có thể được truy vết đến nguồn cung ứng. Sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không có thông tin về nhà sản xuất có thể đáng ngờ.
  6. Phản hồi tiêu cực từ người sử dụng khác: Nếu có nhiều báo cáo hoặc phản hồi tiêu cực từ người sử dụng khác về sản phẩm, đó có thể là một tín hiệu cảnh báo đối với tính chất của sản phẩm.

Mua phân bón hữu cơ ở đâu là tốt nhất?

Dựa vào những tiêu chí trên, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc cho bà con nông dân về câu hỏi mua phân hữu cơ ở đâu tốt nhất? Bằng cách liệt kê 2 đơn vị sau đây:

1. Công ty Phân Bón Hữu Cơ – TTP Global

TTP Global là một đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các loại phân bón hữu cơ chính hãng chất lượng cao.

  • Sản phẩm chất lượng cao: TTP Global cam kết cung cấp các sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng cao, được nhập khẩu từ các nguồn uy tín trên thị trường quốc tế. Điều này đảm bảo rằng nông dân và người trồng cây có thể tin tưởng vào hiệu quả của sản phẩm để tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Đạt được nhiều chứng nhận phân bón hữu cơ như: CDFA, OMRI, WSDA, ECOCERT.
  • Chất lượng được kiểm định: TTP Global có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm thông qua việc kiểm tra và kiểm định chất lượng đầy đủ. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cao về hiệu quả và an toàn trong nông nghiệp hữu cơ.
  • Hợp tác quốc tế: Công ty này có thể tận dụng mối quan hệ hợp tác quốc tế để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và đa dạng hóa sản phẩm phân bón hữu cơ.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn: Công ty này có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho nông dân về cách sử dụng phân bón hữu cơ một cách hiệu quả nhất. Điều này giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của nông dân trong việc quản lý và sử dụng sản phẩm.

2. Công ty Phân Bón Hữu Cơ Nhập Khẩu Từ Mỹ – Humic Growth

  • Nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ: Humic Growth đặc biệt nổi tiếng với việc nhập khẩu các sản phẩm phân hữu cơ từ Mỹ, một quốc gia có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn trong sản xuất phân bón hữu cơ. Điều này mang lại sự tin tưởng về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm.
  • Kỹ thuật sản xuất tiên tiến: Công ty này có thể sử dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm phân bón hữu cơ với hiệu suất cao và khả năng cải thiện cấu trúc đất.
  • Cam kết về bảo vệ môi trường: Humic Growth thường thúc đẩy việc sử dụng phân bón hữu cơ như một phần của phương pháp nông nghiệp bền vững, giúp giảm tác động tiêu cực lên môi trường.
Humic Growth ra đời cùng với khoa học công nghệ từ Mỹ và các sản phẩm phân hữu cơ được chứng nhận bởi OMRI, ECOCERT, CDFA, WSDA sẽ giải quyết được các vấn đề nông nghiệp cho người dân.

Các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ tốt nhất

Mua phân bón hữu cơ ở đâu là tốt nhất và đầy đủ các dòng sản phẩm chất lượng?
Mua phân bón hữu cơ ở đâu là tốt nhất và đầy đủ các dòng sản phẩm chất lượng?

Thông tin 4 loại phân bón Humic Mỹ nhập khẩu bởi TTP GLOBAL

STT Loại phân bón Tên phân bón  Thành phần dinh dưỡng công bố theoQCVN 01-189 Phương thức sử dụng, dạng phân bón
1 Phân bón sinh học – đa lượng Diamond Grow® Humi[K] WSP

Axit humic (C): 60%

Kali hữu hiệu (K2Ohh): 12%

Canxi (Ca): 1,4%

Độ ẩm: 20%pHH2O: 5

Bón rễ (bột) (màu đen)
2 Phân bón đa lượng – vi lượng – sinh học Diamond Grow® Humi[K] WSG

Axit humic (C): 60%

Kali hữu hiệu (K2Ohh): 12%

Sắt (Fe): 5000 ppm

pHH2O: 5

Độ ẩm: 10%

Bón rễ (hạt) (màu đen)
3 Phân bón sinh học – vi sinh – đa lượng Diamond Grow® Humi[K] Bio WSG (AG)/2-4mm

Axit humic (C): 60%

Kali hữu hiệu (K2Ohh): 14%

Bacillus Subtilis: 1×107 CFU/g

Độ ẩm: 20%

pHH2O: 5

Bón rễ (hạt) (màu đen)
4 Phân bón lá sinh học Diamond Grow® Ful-Grow Gold 2X

Axit fulvic (C): 6%

pHH2O: 5

Tỷ trọng: 1,1

Bón lá (lỏng) (màu cam)

Bà con nông dân cần sự tư vấn thắc mắc và quan tâm đến phân bón hữu cơ thì hãy liên hệ ngay với TTP Global để nhận được giải đáp kịp thời nhé.

  • Hotline: 0938 432 788

  • Địa chỉ: 186-188 Nguyễn Duy, P. 9, Q.8, TP. HCM



Phân bón hữu cơ là gì? Ưu và nhược điểm của phân hữu cơ và các phận loại chính

Việc bỏ qua phân bón hữu cơ mà chỉ tập trung vào phân bón vô cơ sẽ gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp về lâu về dài, chẳng hạn như đất bị bạc màu, thiếu tơi xốp, chua và phèn, nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm do chất hoá học bị tồn đọng bên ngoài không được xử lý.  

Do đó, giải pháp để phát triển bền vững cho nền nông nghiệp hiện nay là sử dụng phân bón hữu cơ thay thế hoặc song song nhằm tăng cường sức khoẻ của đất cũng như tối ưu hoá khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu Phân bón hữu cơ là gì? Ưu và nhược điểm của phân bón hữu cơ và các phận loại chính.

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là loại phân có nguồn gốc từ tự nhiên, bao gồm phân gia súc, phân gia cầm, tảo biển, than bùn, chất thải nhà bếp (thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau xanh, củ quả đã bỏ, vỏ hạt, vỏ trứng,…), phế phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, cỏ, lá thân cành cây,…) hoặc các phụ phẩm từ nhà máy thủy sản, cơ sở biến thực phẩm hoặc từ lò giết mổ.

Hay nói cách khác, phân bón hữu cơ chính là loại phân bón có thành phần dinh dưỡng được chiết xuất từ các nguyên liệu hữu cơ chứ không sử dụng hoá chất hay các phản ứng hoá học.

phân bón hữu cơ
phân bón hữu cơ

Trong phân bón hữu cơ có chứa một lượng các chất dinh dưỡng vừa phải nhưng đầy đủ và cần thiết cho cây trồng. Các thành phần dinh dưỡng này bao gồm: đa lượng, trung lượng và vi lượng giúp cây phát triển một cách toàn diện.

Đa lượng là những chất cần thiết cho cây trồng phát triển, nhóm này gồm có 3 thành phần chính là Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Trung lượng là những chất mà cây trồng cần một lượng vừa phải nhằm tăng cường sự phát triển, chẳng hạn như Magie (Mg), Lưu Huỳnh (S), Calci (Ca),… Vi lượng là những chất mà cây cần một lượng nhỏ để cho ra năng suất cao hơn, trái to hơn và hoa ra đẹp hơn, bao gồm Đồng (Cu), Sắt (Fe), Mangan (Mn),…

Phân loại phân bón hữu cơ

Dựa vào phương thức sản xuất, người ta chia phân bón hữu thành 2 loại chính:

  • Phân bón hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân rác, phân xanh và than bùn.
  • Phân bón hữu cơ công nghiệp: phân vi sinh, phân hưu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ vi sinh.

phân loại phân bón hữu cơ
phân loại phân bón hữu cơ

Nhìn chung, các loại phân bón hữu cơ truyền thống có hiệu quả tương đối chậm hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, thời gian ủ lâu, rất tốn thời gian và công sức, cũng như không kiểm soát được hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong phân.

Đặc biệt, nếu bà con không ủ đúng phương pháp và kỹ thuật sẽ dẫn đến tình trạng phân chứa nấm móc, côn trùng và các loại vi khuẩn có hại cho cây trồng.

Ngược lại, phân bón hữu cơ công nghiệp sẽ giúp bà con biết được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân, tiết kiệm thời gian và công sức, vô cùng tiện lợi và an toàn vì sản phẩm đã được nhà nước kiểm tra và cấp phép trước khi lưu hành.

1. Phân bón hữu cơ truyền thống

phân bón hữu cơ truyền thống
phân bón hữu cơ truyền thống

Phân bón hữu cơ truyền thống là những sản phẩm thường được chế biến theo phương pháp ủ thủ công truyền thống như từ phân người, phân động vật, gia súc, gia cầm. Hoặc các loại phụ phẩm, phế phẩm từ các nhà máy sản xuất và chế biến nông – lâm – thủy sản.

Một số loại phân bón hữu cơ truyền thống chẳng hạn như: phân chuồng, phân xanh, phân rác và phân từ than bùn đã qua chế biến.

Phân chuồng (manure) 

phân chuồng
phân chuồng

Là loại phân bón được hình thành từ chất thải động vật như phân gia súc, gia cầm và nước tiểu của chúng, được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống. Nếu bà con có một trang trại chăn nuôi bò, gà, thỏ… thì đây là một phương án tốt, bà con cần có một không gian chuyên dụng để lưu trữ và quản lý chất thải động vật để chúng có thời gian phân hủy hợp lý trước khi bón cho cây trồng.

Phân chuồng có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Phân chuồng chứa nhiều các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng.
  • Hỗ trợ bổ sung chất mùn để cải tạo đất đai, tăng độ phì nhiều, ổn định kết cấu đất trồng.
  • Rễ cây có đủ dưỡng chất phát triển.
  • Điểm hạn chế của phân chuồng là dưỡng chất thấp, lượng phân cần bón lớn, chi phí vận chuyển và nhân công cao.
  • Nếu ủ sai phương pháp sẽ để lại nhiều mầm bệnh cho đất và cây như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, nhộng kén côn trùng,…

Phân rác (compost)

phân rác
phân rác

Là loại phân được phân hủy từ hỗn hợp của thức ăn thừa, lá cây và phụ phẩm thực vật từ nông nghiệp. Phân rác là một nguyên liệu tuyệt vời cho đất vườn. Ở đất cát, việc bổ sung phân rác sẽ cải thiện khả năng giữ nước của đất. Do chúng bổ sung chất hữu cơ vào đất làm cải thiện sự phát triển và sức khỏe của cây trồng. Để làm phân rác, bà con cần có một thùng chứa chuyên dụng để vi khuẩn có thể phân hủy chất hữu cơ này và biến nó thành phân bón.

Phân rác có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Phân rác mang lại hiệu quả tốt nhất cho đất: tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng.
  • Được ủ truyền thống cơ bản nên hàm lượng dưỡng chất thấp.
  • Thời gian ủ lâu và dễ mang mầm bệnh hoặc cỏ dại có từ tàn dư của cây để lại.

Phân xanh (green manure)

phân xanh
phân xanh

Là loại phân bón từ các loại cây xanh hoặc lá cây tươi, thường được ủ hoặc vùi xuống đất để bón cho cây trồng. Phân xanh giúp cải thiện cấu trúc đất và cung cấp chất hữu cơ ổn định. Chất hữu cơ này chứa nhiều hàm lượng nitơ cung cấp cho vụ sau thu được sau khi cây bị thoái hóa bởi vi sinh vật trong đất.

Phân xanh có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tác dụng bảo vệ, cải tạo lại đất trồng và giúp hạn chế xói mòn.
  • Phân xanh được vùi trực tiếp xuống đất, dễ phát sinh các chất độc gây hại cho cây như CH4, H2S.
  • Phân xanh chỉ thích hợp để bón lót và thời gian phân hủy để có tác dụng chậm.

Phân than bùn (peat moss)

phân than bùn
phân than bùn

Là loại phân bón được sản xuất từ than bùn. Phân than bùn có thể được chế biến từ các nguyên liệu khác nhau, nhưng đa phần người ta sử dụng nguyên liệu rêu sphagnum để chế biến phân than bùn. Đây là lý do tại sao chúng còn có tên là rêu than bùn (peat moss).

Than bùn có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Xử lý đất chua, cân bằng đội ph của đất.
  • Giúp đất tơi xốp, không nén chặt.
  • Tăng khả năng giữ nước.
  • Kháng bệnh.
  • Ô nhiễm môi trường do thải ra carbon dioxide vào không khí khi khai thác.
  • Chi phí đắt hơn so với phân và đất truyền thống.
  • Không phù hợp đối với cây ưa đất kiềm.
  • Có thể gây nứt đất khi than bùn khô đi.

2. Phân bón hữu cơ công nghiệp

phân bón hữu cơ công nghiệp
phân bón hữu cơ công nghiệp

Phân bón hữu cơ công nghiệp cũng được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ có trong tự nhiên, tuy nhiên nó được áp dụng các kỹ thuật công nghệ, quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm với quy mô lớn, nhất quán về các thành phần dinh dưỡng bên trong. Một số loại phân bón hữu cơ công nghiệp bao gồm: phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng.

Một số loại phân bón hữu cơ công nghiệp bao gồm: phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng.

Phân hữu cơ sinh học (Bio-organic fertilizer)

phân hữu cơ sinh học
phân hữu cơ sinh học

Là nhóm phân bón được hình thành bằng cách xử lý và lên men các chất hữu theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật. khi được bổ sung vào đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu và thúc đẩy sự phát triển của cây trồng.

Phân bón hữu cơ sinh học có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Sử dụng được hầu hết các giai đoạn cho cây: bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,…
  • Bổ sung đầy đủ khoáng chất, chất mùn, Axit Humic,… giúp cân bằng tính lý – hóa của đất để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển giúp và khống chế các mầm bệnh có trong đất.
  • Giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Mang lại chất lượng, năng suất và hiệu quả cao cho nông sản.
  • Giá thành cao hơn so với các phân bón khác.

 

Phân hữu cơ vi sinh (Microbial Organic Fertilizer)

phân hữu cơ vi sinh
phân hữu cơ vi sinh

Là nhóm phân bón được chế biến bằng cách xử lý và phối trộn các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh theo tỷ lệ 15% chất hữu cơ và  ≥ 1×106 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật theo quy trình công nghiệp. MOF có thể khôi phục sự đa dạng của vi sinh vật trong đất. MOF làm tăng sự phong phú tương đối của các vi sinh vật có ích trong đất như glomeromycota, mortierellomycota, humicola và bacillus.

Phân hữu cơ vi sinh có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng đa – trung- vi lượng cho cây.
  • Cải tạo độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất.
  • Giúp cây chống chọi tốt với mầm bệnh, tăng sức đề kháng và không độc hại với con người.
  • Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải giúp cây hấp thu chất tốt, ức chế và kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất.
  • Thường hàm lượng thành phần các chất hữu cơ trong phân vi sinh ít hơn phân bón hữu cơ sinh học.

Phân hữu cơ khoáng (Organic-mineral Fertilizer)

phân hữu cơ khoáng
phân hữu cơ khoáng

Phân hữu cơ khoáng (Organic-mineral Fertilizer) là  sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. Những loại phân bón này chứa tối thiểu 15% chất hữu cơ và từ 8-18%  tổng số các chất vô cơ hóa học (NPK). Các thành phần hữu cơ trong các loại phân này làm tăng sự hình thành mùn trong đất.

Phân hữu cơ khoáng có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao.
  • Vì có chứa chất vô cơ nên bón lâu ngày sẽ không tốt cho đất và cả hệ vi sinh vật đất.

Phân bón vi sinh (Microbiological Fertilizer)

phân bón vi sinh
phân bón vi sinh

Là một loại chế phẩm có chứa nhiều loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng và sinh vật phân hủy xenlulo,… Phân bón vi sinh được nghiên cứu thực nghiệm điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Sản phẩm có nhiều điểm nổi bật phù hợp với xu hướng như: đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và môi trường nên về tính ứng dụng phân vi sinh được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.

Phân bón vi sinh có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Bổ sung thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đất.
  • Chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ khó hấp thu qua dễ hấp thu hơn.
  • Tổng hợp phần lớn các chất đạm (N), khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất.
  • Cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Có hạn sử dụng tùy thuộc vào mỗi loại nhóm cây trồng.

Ưu điểm của phân bón hữu cơ

Thông thường, phân bón hữu cơ có tốc độ nhả chất dinh dưỡng từ từ, không dồn dập, tồn đọng và dư thừa như phân bón hoá học (phân vô cơ). Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ được giải phóng dần dần vào bên trong đất, từ đó duy trì được sự cân bằng dinh dưỡng để cây trồng phát triển một cách tổng thể tự nhiên và khỏe mạnh. Phân bón hữu cơ cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng hơn các loại phân bón khác.

Đối với đất, phân bón hữu cơ sẽ giúp bổ sung chất khoáng, chất mùn (axit humic, fulvic, humin). Từ đó, dẫn đến đất trồng được cải tạo, phục hồi tốt hơn, giúp rễ dễ dàng phát triển và hấp thụ, vận chuyển các chất dinh dưỡng vào bên trong cho cây trồng. Đây là ưu điểm của các dòng phân bón hữu cơ humic (phân humic).

Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, chúng vừa là nguồn thức ăn vừa cung cấp nơi ở cho các vi sinh vật, từ đó làm cho đất đai trở nên tơi xốp và màu mỡ hơn, giúp căng bằng hệ sinh thái và mang lại sự sinh trưởng, phát triển bền vững cho cây trồng.

Dưới đây là 8 ưu điểm mà phân bón hữu cơ mang lại:

ưu điểm của phân bón hữu cơ
ưu điểm của phân bón hữu cơ

1. Cải thiện cấu trúc đất

Do trong phân bón hữu cơ có chứa thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Chất hữu cơ có đặc tính liên kết và kết tụ đất, giúp cải thiện cấu trúc cốt lõi của đất và tăng khả năng chứa nước và các chất dinh dưỡng quan trọng trong thời gian dài hơn. Đất có kết cấu được cải thiện cho phép không khí, nước và rễ di chuyển dễ dàng để hỗ trợ cây trồng phát triển khỏe mạnh hơn.

2. Giúp cây phát triển lâu dài và bền vững 

Mặc dù phân bón hữu cơ và hóa học đều bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển, nhưng chúng hoạt đông theo 2 cách khác nhau. Phân bón hoá học tập trung chủ yếu vào các nguyên tố giúp cây trồng phát triển, bỏ qua đi tầm quan trọng của đất, dẫn đến tình trạng đất bị bạc màu, thiếu tơi xốp ảnh hưởng về lâu về dài. Trong khi phân bón hữu cơ vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa cung cấp dưỡng chất cho đất. Giúp cây trồng phát triển bền vững về lâu về dài.

3. Cân bằng hệ sinh thái cây trồng

Phân bón hữu cơ cung cấp các nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các vi sinh vật quan trọng và giun đất sống trong đất. Những sinh vật dưới lòng đất này là một trong nhiều lý do tạo nên một cấu trúc đất khỏe mạnh. Tạo ra sự cân bằng hệ sinh thái, giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.

4. Nguồn cung đa dạng

Hiện tại, số lượng phân bón hữu cơ trên thị trường rất nhiều, đa dạng mẫu mã và được lấy từ nhiều nguyên liệu khác nhau trong tự nhiên, không lo thiếu thụt nguồn nguyên liệu sản xuất. Tùy theo cây trồng mục tiêu, yêu cầu riêng của trang trại, điều kiện đất đai,… để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

5. An toàn

Phân bón hữu cơ an toàn hơn rất nhiều khi sử dụng vì chúng không đậm đặc như phân bón hoá học. An toàn về mặt sinh thái và môi trường, không độc hại trong tự nhiên, phân hữu cơ là loại phân bón tốt nhất cho cây trồng và cây trồng trong canh tác. Việc sử dụng chúng thường xuyên không dẫn đến ô nhiễm và góp phần xây dựng môi trường tốt đẹp hơn.

6. Đầy đủ chất dinh dưỡng

Không giống như phân bón hoá học chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng chính cho cây trồng, phân bón hữu cơ còn cung cấp chất dinh dưỡng vi lương. Hay nói cách khác ngoài NPK (đạm lân kali), nó còn cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng như canxi, magiê, kẽm, lưu huỳnh, đồng.

7. Dễ sử dụng

Phân bón hữu cơ cực kỳ dễ sử dụng và không gây độc hại. Những sản phẩm có thể dễ dàng sử dụng mà không cần phải có đồ bảo hộ đắt tiền. Việc sử dụng nó không cần quá nhiều kiến ​​thức chuyên môn, tuy nhiên cần phải nắm được cách bón phân hữu cơ hiệu quả để tránh dư thừa, lãng phí tiền bạc hoặc thiếu chất dinh dưỡng cho cây trồng.

8. Lợi nhuận cao hơn

Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phân bón hữu cơ hợp lý và hiệu quả trong canh tác nông nghiệp sẽ cho năng suất sản lượng cao hơn và chất lượng nông sản tốt hơn. Ngoài ra, ngày nay người tiêu dùng ngày càng chú trọng vào nguồn thức ăn cho vào cơ thể, cho nên nhu cầu sử dụng nông sản sạch ngày càng gia tăng, giá thành cũng tốt hơn.

Nhược điểm của phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ cũng có một số nhược điểm như là tốc độ phân giải chất dinh dưỡng chậm, mật độ dinh dưỡng tuy đầy đủ nhưng thấp, quy trình phân hữu cơ tự làm phức tạp và giá thành phân nhập khẩu thường cao.

nhược điểm của phân bón hữu cơ
nhược điểm của phân bón hữu cơ

1. Phân giải chất dinh dưỡng chậm

Do đặc tính phân giải chất dinh dưỡng chậm, nó vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm của phân bón hữu cơ. Nếu bà con không nắm được kỹ thuật bón phân hữu cơ, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.

2. Mức dinh dưỡng thấp

Mức độ các chất dinh dưỡng có trong phân hữu cơ thường thấp hơn phân bón hoá học, do đó có thể không tạo nông sản to, đẹp, nổi bật như phân bón hoá học. Tuy nhiên nó lại cho ra chất lượng bên trong ngon, ngọt hơn, vì cây trồng được phát triển một cách tự nhiên. Sử dụng phân hữu cơ là một quá trình lâu dài mới thấy được kết quả, chứ không như phân bón hoá học cho ra hiểu quả tức thì.

3. Phân hữu cơ tự làm có quy trình phức tạp

Mặc dù bà con có thể tự chế biến phân hữu cơ từ thức ăn thừa hoặc phế phẩm. Tuy nhiên, đó là một quá trình phức tạp thường dẫn đến sản phẩm và kết quả không nhất quán về các thành phần dinh dưỡng bên trong.

4. Giá thành nhập khẩu thường cao

Một số loại phân bón hữu cơ chính hãng được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài thường có giá thành thường cao hơn phân bón trong nước. Nhưng đổi lại, chất lượng sản phẩm cao hơn do công nghệ sản xuất, quy trình chế biến và đặc biệt nguồn nguyên liệu tốt hơn.

Với những thông tin, chúng tôi tin rằng bà con đã hiểu phân bón hữu cơ là gì? cũng như nắm được ưu và nhược điểm của phân bón hữu cơ. Từ đó biết cách bổ sung phân bón hữu cơ cho khu vườn nhà mình. Mọi thắc mắc cần tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0938 432 788.




Kỹ thuật bón phân hữu cơ cho hoa hồng – đừng bỏ qua

Trồng hoa hồng là đam mê của không ít giới trẻ hiện nay. Đặc biệt đây cũng là loài hoa giúp mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân nhà vườn. Do đó, việc lựa chọn, sử dụng và bổ sung các loại phân bón cho hoa hồng rất được quan tâm. Đừng bỏ qua kỹ thuật bón phân hữu cơ cho hoa hồng được chuyên gia chia sẻ ngay đây nếu bạn là một trong số đó nhé!

Kỹ thuật bón phân cho hoa hồng
Kỹ thuật bón phân cho hoa hồng

 

Nhận biết hoa hồng cần bổ sung phân bón

Hoa hồng là loại cây trồng cho hoa thường xuyên nên nó cần được bổ sung dinh dưỡng liên tục. Nếu trong đất trồng không có đủ dinh dưỡng thì cây sẽ xuất hiện các tình trạng:

  • Bông: Kích thước nhỏ, hoa thưa cánh, cánh hoa mềm và bị biến dạng.
  • Thời gian nở hoa: Hoa nhanh tàn và cánh hoa dễ bị rụng.
  • Lá cây: Lá hoa hồng bị đổi sang màu vàng nhợt nhạt, nổi gân xanh, lá xù xi, không còn độ bóng mượt, viền lá xuất hiện các vết cháy và ngày càng nhiều.
  • Cây: Tổng thể cây nhỏ, còi cọc, ít ra nhánh hơn và nhánh non trong những mùa mới.

Với những tình trạng trên, nghĩa là cây hoa hồng của bạn đang có biểu hiện “thiếu” và “cần” bổ sung phân bón hữu cơ để giải cứu.

Hiệu quả khi bổ sung phân hữu cơ cho hoa hồng

  • Cung cấp dinh dưỡng tối ưu và phân giải các chất dinh dưỡng khó tan thành dễ hấp thu cho cây hoa hồng.
  • Đảm bảo đầy đủ các nguyên tố đa – trung – vi lượng để: Cây khỏe, cành hoa hồng cứng cáp, không bị giòn, màu sắc hoa đẹp và bền hơn.
  • Cải tạo đất, phục hồi chức năng của đất và tăng độ phì của đất trồng.
  • Hạn chế tình trạng đất bạc màu và trả lại đặc tính sinh – lý – hóa của đất, để giúp phục hồi hệ đệm sinh học cho đất trồng hoa hồng.

Hiệu quả dùng phân bón hữu cơ cho hoa hồng
Hiệu quả dùng phân bón hữu cơ cho hoa hồng

  • Tăng hiệu quả sử dụng phân bón vô cơ, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho người dân.
  • Phân hữu cơ giúp phân phải chứa các vi sinh vật có lợi cho đất. Các chất Acid Humic và Fulvic,… giúp kích thích thích sự phát triển của hệ rễ. Để hoa hồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm thất thoát phân bón.
  • Phân hữu cơ còn tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi: Nóng, rét, hạn hay úng.
  • An toàn, thân thiện môi trường sống và người sử dụng.

Nên bón phân hữu cơ cho hoa hồng qua những cách nào?

Bón qua bộ rễ với phân bón hữu cơ dạng hạt

Rễ là cơ quan sinh trưởng chính của cây trồng trong đó có hoa hồng. Với bộ rễ càng lớn, càng đâm sâu vào đất thì diện tích hút chất dinh dưỡng sẽ càng nhiều. Chính vì vậy, dùng phân bón hữu cơ dạng hạt cho hoa hồng để bón vào đất là một trong những cách tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Bón qua lá với phân hữu cơ dạng lỏng hoặc bột hòa tan

Bón phân qua đường lá cũng cách giúp hoa hồng hấp thu trực tiếp các dinh dưỡng từ phân bón hữu cơ. Lỗ khí khổng ở hoa hồng tập trung nhiều hơn ở mặt dưới của lá. Nên với cách này lượng dinh dưỡng hoa hồng có thể hấp thụ không hề ít hơn qua hệ rễ.

Người chăm hoa hoàn toàn có thể yên tâm, có thể thực hiện bằng cách bón lá. Và khi phun thì chú ý phun nhiều ở mặt lá dưới của hoa để các lỗ khí khổng lấy được nhiều chất hơn.

Kỹ thuật bón phân hữu cơ cho hoa hồng hiệu quả

Hoa hồng chuyên cắt cành
Hoa hồng chuyên cắt cành

Vườn hoa hồng chuyên cắt cành

Bón lót và bón thúc sẽ được tiến hành sau mỗi đợt thu hoạch và bón vào hố trước khi trồng. Cụ thể:

1. Bón lót: Bón trước khi trồng mới 7 – 10 ngày. Trường hợp cần trồng nhanh, người dân phải bón trước trồng tối thiểu 3 ngày.

Lưu ý:

  • Cần bổ sung các loại phân lót: Phân hữu cơ (phân chuồng/phân hữu cơ Humic) + Tro trấu.
  • Bổ sung thêm vôi bột trường hợp đất chua. Điều chỉnh lượng vôi tùy vào độ chua đất cho thích hợp.
  • Trộn đều lượng phân trong hố trước khi tiến hành trồng cây con.

2. Bón thúc: Bón phân định kỳ 15 – 20 ngày/lần kết hợp làm cỏ và vun xới. Sau mỗi đợt thu hoạch hoa cần tỉa cành và bón bổ sung khoảng 5 – 10  tấn phân hữu cơ tùy thời điểm, giống cây,…

Hoa hồng trồng trong chậu

Đối với hồng trồng được trồng trong chậu nên bổ sung lượng phân bón tùy vào: Lượng đất, kích thước cây có trong chậu.

Lưu ý:

  • Tạo rãnh khoảng 3 – 5 cm xung quanh thành chậu để rải phân, lấp đất và tưới nước.
  • Tránh làm đứt rễ trong quá trình tạo rảnh vì cây dễ bị nhiễm bệnh nếu bị đứt rễ.

Kỹ thuật bón phân cho hoa hồng trồng chậu
Kỹ thuật bón phân cho hoa hồng trồng chậu

Kỹ thuật bón phân

  • Sau khi trồng từ 3 – 5 ngày: Phun một lượng phân bón lá (dạng lỏng, dạng bột hoặc dạng hạt) hòa tan với nước tưới vào gốc. Với các thực hiện này sẽ giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ.
  • Khi cây bắt đầu ra rễ (sau khoảng 10 -15 ngày trồng): Hòa loãng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ để tưới cho cây. Điều chỉnh liều lượng phân bón với lượng nước thích hợp, khoảng 20 – 30 ngày bổ sung 1 lần. Khi cây hồng lớn hơn thì tăng lượng phân bón và cách ngày tưới xa hơn.

Tham khảo phân bón phù hợp

Trong quá trình chăm sóc, người dân cũng có thể bổ sung thêm phân hữu cơ Humic dạng hạt trong những đợt bón để bổ sung hữu cơ và giữ ẩm cho đất.

  • Phân hữu cơ Humic giúp cây hấp thụ lượng phân bón vô cơ tốt hơn. Do có axit humic và những vi sinh vật đất có ích.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, vừa giúp phục hồi và cải tạo đất và giá thể trồng hoa.
  • Ngoài ra khi bón phân hữu cơ Humic nhiều cũng không làm nóng, cháy cây. Và vô cùng thân thiện với môi trường và với người sử dụng.

Hiện nay phân hữu cơ Humic dạng hạt được nhiều người trồng hồng ưa dùng bởi hiệu quả tốt – sản phẩm uy tín. Một số sản phẩm điển hình thường được ưu tiên dùng:

  • Phân bón sinh học Diamond Grow® – Humi [K] WSG dạng hạt
  • Phân bón hữu cơ Diamond Grow® – Humi[K] Bio (AG)/2-4mm hạt hòa tan
  • Phân bón sinh học Diamond Grow® – Humi[K] Bio (TURF)/0.8 – 1mm dạng hạt
  • Phân bón sinh học Diamond Grow® – Humi[K] WSP dạng bột
  • Phân bón Diamond Grow® Ful-Grow Gold 2x lỏng

Tin rằng, qua bài viết này sẽ giúp được phần nào cho ai yêu thích cây hoa hồng. Nhưng chưa rành thì đã biết bón thế nào cho đúng, bón thế nào mới hiệu quả. Liên hệ ngay với TTP GLOBAL 0938 432 788 để được hỗ trợ tư vấn loại phân phù hợp và kỹ thuật chăm sóc tốt nhất cho hoa hồng.