[ QUY TRÌNH KỸ THUẬT ][ Uncategorized ]

Hướng dẫn kỹ thuật bón phân hữu cơ TTP cho cây dưa lưới 2023

image_print

Dưa lưới là dòng trái cây đang được thị trường Việt Nam và thế giới vô cùng ưa chuộng. TTP Global sẽ hướng dẫn kỹ thuật bón phân hữu cơ TTP cho cây dưa lưới chi tiết với các sản phẩm nổi bật gồm: Humi[K] WSP, Humi[K] Bio WSG và Ful Grow Gold 2X  giúp Quý bà con canh tác dưa lưới hiệu quả, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

 Vì sao nên áp dụng kỹ thuật bón phân hữu cơ cho cây dưa lưới (Cucumis melo L.)

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 65 – 90 ngày), có thể trồng được nhiều vụ trong năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Dưa lưới có quả hình oval, da quả màu xanh, khi chín thường ngả sang màu vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt của quả thường có màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ. Dưa lưới có nhiều giống và kích cỡ khác nhau. Khi được áp dụng đúng kỹ thuật bón phân hữu cơ, dưa lưới sẽ phát triển toàn diện và đem lại hương vị ngọt mát.

Thịt dưa lưới rất bắt mắt khi được áp dụng đúng kỹ thuật bón phân hữu cơ
Thịt dưa lưới rất bắt mắt khi được áp dụng đúng kỹ thuật bón phân hữu cơ
Quả dưa lưới to, đều vì được áp dụng kỹ thuật bón phân hữu cơ đúng cách
Quả dưa lưới to, đều vì được áp dụng kỹ thuật bón phân hữu cơ đúng cách

Hiện nay, dưa lưới được trồng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc…Ở Việt Nam, dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương

Hướng dẫn kỹ thuật bón phân hữu cơ TTP cho cây dưa lưới theo vị trí trồng

a) Hướng dẫn kỹ thuật bón phân hữu cơ TTP cho cây dưa lưới trồng trên đất:

Bón lót (trước khi đặt cây): sử dụng 5 – 10 kg/ha Humi[K] Bio + 10 tấn/ha phân hữu cơ 80kg/ha N + 250kg/ha lân + 80kg/ha Kali. Sau đó phủ màng nylon, đục lỗ và đặt cây, đặt mặt bầu ngang bằng với mặt luống. Giúp cải tạo đất, kích thích cây ra rễ nhanh, khỏe, tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển mạnh, hạn chế các vi sinh vật có hại trong đất.

Bón thúc chia làm 04 lần:

LẦN BÓN LIỀU LƯỢNG
Lần 01 (cây có 3 lá thật)Bón 5 – 10 kg/ha Humi[K] WSG + 20 kg/ha đạm + 20 kg Kali, kết hợp phun 0,5 lít/ha Ful Grow Gold 2X.

=> Giúp phát triển rễ mạnh, thân dưa lớn. Cung cấp các khoáng trung vi lượng cho cây giúp cây hấp thu nhanh khi sử dụng phân bón.

Lần 02 (cây có 6 lá thật)Bón 5 – 10 kg/ha Humi[K] WSG + 20 kg/ha đạm + 20 kg/ha Kali,  kết hợp phun 0,5 lít/ha Ful Grow Gold 2X.

=> Giúp dưa ra tua quấn, phát triển hoa, thân và chồi mạnh.

Lần 03 (cây có hoa cái)Bón 5 – 10 kg/ha Humi[K] Bio + 40 kg/ha đạm + 40 kg/ha Kali, kết hợp phun 0,5 lít/ha Ful Grow Gold 2X.

=> Giúp hoa nở đồng loạt, giữ hoa tươi lâu hơn, tăng tỷ lệ đậu trái 

Lần 04 (trái dưa xuất hiện lưới)Bón 5 – 10 kg/ha Humi[K] Bio + 40 kg/ha đạm + 40 kg/ha Kali, kết hợp phun 0,5 lít/ha Ful Grow Gold 2X.

=> Giúp phần thịt và vỏ trái phát triển cân đối, tăng độ ngọt, tăng kích thước, vân đẹp, tăng năng suất và hạn chế áp lực bệnh hại trên toàn cây và trái.

Có thể thấy, để quá trình bón thúc và bón lót cho cây dưa lưới có hiệu quả cao nhất, cần áp dụng kỹ thuật bón phân hữu cơ đúng lúc, đúng liều lượng. Bên cạnh đó, cần biết kết hợp với các dòng phân khác như đạm, Kali để giúp cây hấp thụ hoàn toàn chất dinh dưỡng.

 b) Hướng dẫn kỹ thuật bón phân hữu cơ TTP cho cây dưa lưới trồng trong chậu:

Cần áp dụng kỹ thuật bón phân hữu cơ qua 05 giai đoạn phát triển như sau:

GIAI ĐOẠNLIỀU LƯỢNG 
Giai đoạn cây non (1 – 14 ngày sau trồng)Sử dụng 5 – 10 kg/ha Humi[k] Bio + 0,5 lít/ha Ful Grow Gold 2X. Giai đoạn cây non cần tưới nước từ 0.4 – 0.8 lit/cây/ngày, duy trì độ ẩm đất từ  65 – 75%.

=> Cần tập trung phát triển bộ rễ nên cây cần nhiều đạm và lân. Bộ rễ chắc khỏe chính là tiền đề để cây phát triển tốt hơn sau này. 

Giai đoạn tăng trưởng (15 – 25 ngày sau trồng)Sử dụng 5 – 10 kg/ha Humi[k] Bio + NPK 20.20.15 kết hợp phun 0,5 lít/ha Ful Grow Gold 2X khi nụ hoa cái sắp nở ra, để giữ hoa tươi lâu hơn. Lượng nước tưới giai đoạn này từ 1.0 – 1.2 lit/cây/ngày.

=> Cây ra tua quấn, phát triển hoa, thân và chồi mạnh. Giai đoạn này chúng ta cần bổ sung thêm lân.

Thụ phấn tuyển trái (26 – 32 ngày sau trồng)Bón 5 – 10 kg/ha Humi[k] Bio + NPK 15.5.20 kết hợp phun 0,5 lít/ha Ful Grow Gold 2X để tăng tỉ lệ đậu trái. Lượng nước dùng trong giai đoạn này rất quan trọng, tưới từ 1.2 – 1.4 lit/cây/ngày, tránh tưới quá ẩm.

=> Đây là giai đoạn hoa cái nở đồng loạt, thụ phấn và chọn trái. 

Giai đoạn tạo ngọt (sau 55 ngày)Bón 5 – 10 kg/ha Humi[k] Bio + NPK 15.5.25 kết hợp phun 0,5 lít/ha Ful Grow Gold 2X để giúp quả ngọt hơn, cân nặng ký.

=> Cần giảm dần lượng nước, phân bón trong giai đoạn này.

Trong trường hợp trồng dưa lưới trong chậu, ngoài áp dụng chuẩn các kỹ thuật bón phân hữu cơ, cần bổ sung lượng nước tưới hợp lý để cây hấp thụ tốt nhất các loại dưỡng chất.

* Những lưu ý khi áp dụng kỹ thuật bón phân hữu cơ:

  •  Bón phân: bón cách gốc cây dưa lưới 20cm.
  •  Sâu bệnh hại: chú ý phòng trừ sâu xanh ăn lá, ăn vỏ quả, các bệnh chết rũ cây con, chạy dây, phấn trắng, mốc sương. Phun theo chỉ dẫn và đảm bảo an toàn sản phẩm, trước thu hoạch 7 – 10 ngày không được phun thuốc hóa học.
  •  Bón phân cân đối và lượng nước tưới phù hợp, giai đoạn mang trái cần giảm lượng nước tưới, nước tưới cho cây pH = 6 – 7.
  •  Cây dưa lưới nên được sử dụng màng phủ nylon để đảm bảo cỏ dại không mọc lên và hạn chế sâu bệnh, nhộng phát triển và hại cây trồng.
  •  Sử dụng sản phẩm sinh học, thân thiện môi trường tạo điều kiện cho côn trùng có lợi phát triển như ong mật giúp tăng quá trình thụ phấn cho cây dưa lưới.

Vào mỗi giai đoạn phát triển của dưa lưới, Quý bà con cần theo dõi và chăm sóc kịp thời, bón đúng – đủ liều lượng phân theo hướng dẫn kỹ thuật bón phân hữu cơ TTP cho cây dưa lưới của kỹ sư nông nghiệp của chúng tôi để đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu Quý bà con muốn tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về các dòng phân bón hữu cơ humic tại TTP hoặc thắc mắc về kỹ thuật bón phân hữu cơ cho cây dưa lưới, vui lòng liên hệ Hotline: 0938 432 788 để được đội ngũ chuyên gia nông nghiệp hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất!

Bình luận