Giá phân bón tăng cao – đây luôn là điểm nóng và vấn đề mà người nông dân gặp phải. Không chỉ thế, hầu hết các nguồn liệu đầu vào đều đồng loạt tăng khiến giá thành sản xuất bị đội lên. Điều này trở thành gánh nặng cho người nông dân trước tình hình ảnh hưởng nặng của dịch Covid-19. Phân bón tăng giá, nông sản giảm mạnh, đầu ra bấp bênh,… khiến người nông dân chao đảo, bất lực.
“Chênh lệch” nguyên liệu đầu vào và giá bán phân bón đầu ra
Kết thúc mùa vụ mới, mặc dù được mùa, được giá nông sản. Song người nông dân thu lợi không được bao nhiêu vì phân bón tăng giá, vì khoảng đầu tư đầu đầu vào quá lớn (phân bón, tưới tiêu,…). Nguyên nhân tác động nào, khi mà giá để đầu tư vào sản xuất nông sản tăng. Nhưng đầu ra lại không tương ứng?

Cụ thể, những ảnh hưởng của dịch COVID-19 được đánh giá là gây khó khăn cho hoạt động sản xuất phân bón ở nhiều nước. Từ những nguyên liệu nhập vào, cước phí vận chuyển đều “tăng kỷ lục”.
Trong khi việc giãn cách đã khiến các hoạt động dịch vụ logistic và tiêu thụ nông sản trở nên khó khăn. Giá phân bón trong nước luôn phải phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới. Đây chính là điểm nóng trong thời gian qua và là câu chuyện gây tranh cãi không hồi kết.
Nhận định chung: “Kể cả những hàng hóa Việt Nam với khả năng cung ứng 100% nhu cầu vẫn sẽ bị ảnh hưởng. Bởi nền kinh tế Việt Nam có mức độ hội nhập cao, nên mọi biến đổi trên thị trường thế giới đều dẫn đến biến đổi tại Việt Nam”.
Nông dân “bất lực” khi giá nông sản giảm mạnh
Điểm đáng lo ngại nhất, trong bối cảnh giá nông sản lao dốc: lúa, khoai lang, bơ, hành tím,… khi mà giá phân bón tiếp tục tăng mạnh. Chưa kể, hầu hết các khoản phí khác (tưới tiêu, giá dầu, thuê nhân công,…) cũng tăng theo khiến nông dân “méo mặt”.
Thống kê giá nông sản thời điểm tháng 07/2021 tại Đắk Lắk và Long An:
Tại tỉnh Đắk Lắk:
- Bơ Boot trái vụ đã rớt giá mạnh: trước đây 30.000 đồng/kg giảm còn 6.000 đồng/kg
- Cây dứa: trước đây giá bán xô khoảng 10.000 đồng – 12.000 đồng/kg, giảm thấp còn khoảng 6.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Long An:
- Thanh Long ruột đỏ: Giá mua thanh long ruột đỏ tại kho xuất giá từ 9.000-15.000 đồng/kg tùy loại 2, 3. Giá thu mua tại vườn từ 3.000-5.000 đồng/kg;
- Thanh long ruột trắng: tại kho tại khoảng 9.000-12.000 đồng/kg, tại vườn khoảng 2.000-3.000 đồng/kg,…
- Chanh: Giá mua vào khoảng 5.000 – 6.500 đ/kg; giá xuất khẩu bình quân chỉ mức 8.000 đồng/kg.

Đánh giá mức tăng của giá phân bón:
- Mức tăng được ghi nhận ở các thương hiệu lớn, chạm mức 495.000 đồng/bao ure 50kg.
- Dòng DAP hiện được một số doanh nghiệp bán với giá 790.000 đồng – 800.000 đồng/bao, có nơi cũng bán với giá 560.000 đồng – 590.000 đồng/bao.
- Cụ thể: giá phân đạm ure tăng 62%, DAP tăng trên 54%, Kali tăng 45% và Ammonia tăng tới 60%.
Vấn đề chung mà hầu hết nhà vườn hay gặp phải “được mùa, mất giá” và ngược lại. Nhiều nhà vườn chia sẻ, năm ngoái khi thu hoạch nông sản đầu mùa bán được giá tốt nhưng lại gặp tình trạng thất thu. Năm nay, người dân lại chịu tình cảnh thu hoạch rải vụ do ảnh hưởng thất thường của thời tiết. Điều nữa là công chăm sóc, thu hoạch, chi phí tưới, bón phân đội giá.
Vụ thu hoạch năm nay nông dân buồn nhiều hơn vui khi: tiêu, cà phê, bưởi, thanh long… không đạt năng suất lại chịu khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tháng 7, thời điểm xuất hiện nhiều loại nấm, bệnh bùng phát,.. Điều này càng chồng chất thêm nỗi lo cho người dân.