[ Tin tức ][ Tin tức thời sự ]

Dự báo thiếu hụt nhân lực mùa thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên năm 2021

image_print
Mùa vụ cà phê năm 2021 – 2022 chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nên tại tỉnh Tây Nguyên thiếu hụt nhân lực mùa thu hoạch cà phê trầm trọng. Theo dự báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh sẽ thiếu hụt từ khoảng 40 – 50% so với nhu cầu. Và để đáp ứng hàng triệu lượt lao động phục vụ thu hoạch cà phê trong 2 tháng cuối năm 2021 đang thực sự là bài toán nan giải.
Dự báo thiếu hụt nhân lực thu hoạch cà phê
Dự báo thiếu hụt nhân lực thu hoạch cà phê

 

Thực trạng nhân lực lao động mùa vụ thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên năm 2021

Nguồn nhân lực mùa vụ thu hoạch cà phê năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Hàng trăm nghìn hecta cà phê đang tại các tỉnh Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ không thu hoạch kịp thời vụ. Vấn đề khan hiếm lao động thu hoạch cà phê năm nay khiến nhiều nhà vườn lo lắng. Đây là tình trạng chung của các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng,…

Thông thường, cần khoảng 4-5 nhân công thu hái trong 2 tuần cho 2ha cà phê. Song, do ảnh hưởng lớn của dịch bệnh, việc đi lại giữa các tỉnh là vô cùng khó khăn. Dù nhiều nhà vườn sẵn sàng trả công với giá cao, bao ăn ở nhưng vẫn khó tìm đủ người làm. Đa phần, các gia đình ở những mùa vụ trước đều thuê người làm, nhưng năm nay đều phải tự thu hái.

Nguồn nhân lực lao động bị ảnh hướng bởi dịch
Nguồn nhân lực lao động bị ảnh hướng bởi dịch

Nhiều hộ gia đình cho biết: “Nhà chỉ có từ 2-3 lao động, trong khi diện tích cà phê lớn nên tự hái không kịp. Trước đây, thường sẽ đợi cà phê chín kỹ mới thu hoạch. Nhưng năm nay do không thuê được người, nếu để cà phê chín sẽ hái không kịp. Cà chín sẽ rất dễ rụng, nên năm nay tiến hành thu hái khi trái còn xanh. Dù biết như vậy chất lượng sẽ không đạt, sản lượng cũng không đảm bảo”.

Thống kê thực tế từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)

Lâm Đồng

  • Theo thống kê, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 174.000ha cà phê. Sản lượng ước tính hàng năm đạt hơn 2,3 triệu tấn tươi tương đương 520.000 tấn hạt nhân.
  • Để thu hoạch số lượng cà phê với diện tích trên đây. Ngoài lực lượng lao động tại chỗ, Lâm Đồng cần khoảng 40.000 lao động từ các địa phương khác. Tuy nhiên, do hạn chế đi lại giữa các tỉnh nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Lực lượng lao động thời vụ năm nay khó có thể tham gia mùa vụ thu hoạch tại Lâm Đồng. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng.

Đăk Lăk

  • Đăk Lăk – thủ phủ cà phê của cả nước với diện tích 209.900ha. Hiện, toàn tỉnh có khoảng 185.000 hộ gia đình sản xuất cà phê. Đây cũng là tỉnh thành thu hút lượng lớn lao động trực tiếp và thời vụ (khoảng nửa triệu). Cũng như Lâm Đồng và các tỉnh khác ở Tây Nguyên, mùa thu hoạch chính diễn ra vào cuối tháng 10 đến hết tháng 12.
  • Mặc dù đã vào mùa vụ, nhưng nhiều phường, thị xã tại tỉnh ĐăkLăk bùng phát dịch bệnh. Do đó, việc di chuyển, thuê người làm đang là bài toán khó cho các địa phương và người nông dân.
Thống kê nguồn lao động thực tế từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)
Thống kê nguồn lao động thực tế từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)

Đắc Nông

  • Tỉnh thành có khoảng hơn 120.000ha cà phê. Cũng cần khoảng 13 triệu nhân công thu hoạch/mỗi mùa vụ. Nhưng, hiện nay lao động chính tại chỗ chỉ đáp ứng được gần 50%.

Như vậy, thiếu hụt nhân lực mùa thu hoạch cà phê năm 2021 là vấn đề chung của nhiều nơi. Điều này kéo theo các hệ lụy khác, dễ thấy:

  • Cà phê chín không thu hái kịp rụng khắp vườn;
  • Chất lượng và sản lượng cà phê xuống thấp;
  • Giá nhân công bị đẩy lên cao;
  • Giá bán cà phê không được cao.

Chi phí đầu vào cao (giá phân bón, tưới tiêu, nhân công,…) trong khi giá bán thấp dẫn đến thua lỗ. Đây chính là nỗi lo lắng chung là áp lực của người trồng cà phê.

Xem thêm thông tin thời sự mới nhất: 

Giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực mùa thu hoạch cà phê 2021

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực mùa thu hoạch cà phê 2021. Sở NN&PTNT các tỉnh cũng đã có những hướng giải quyết phù hợp như sau:
  • Lâm Đồng: Thực hiện tổ chức thành lập các tổ, đội, nhóm,… để tiến hành xoay vòng và đổi công trong thu hái cà phê. Đồng thời, tổ chức các hoạt động giới thiệu lao động cho hộ gia đình. Chính quyền địa phương cũng kêu gọi các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức phụ nữ, đoàn viên, thanh niên,… hỗ trợ người dân thu hoạch cà phê.
  • Đăk Lăk: UBND tỉnh cũng ban hành các chỉ thị hỗ trợ người dân thu hoạch cà phê. Ưu tiên huy động các lượng lượng, phương tiện để giúp người nông dân thu hoạch, vận chuyển và bảo quản. Hướng người dân tận dụng nhân công tại chỗ. Các hộ gia đình tăng cường đổi công cho nhau, để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong mùa vụ.
Giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực mùa thu hoạch cà 2021
Giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực mùa thu hoạch cà 2021

Tổng kết,

Song, để đảm bảo thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nhưng vẫn giúp người dân địa phương giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực mùa thu hoạch cà phê. Các tỉnh ở Tây Nguyên cũng có những hướng giải quyết cụ thể:

  • Các tỉnh Tây Nguyên đã mở cửa, tạo điều kiện cho người lao động các địa phương khác tới;
  • Đồng thời, để đảm bảo an toàn, các tỉnh đẩy mạnh tiêm vaccine cho những lao động có nguyện vọng;
  • Hỗ trợ thủ tục, phương tiện cho người lao động đến các tỉnh Tây Nguyên tham gia vụ thu hoạch cà.

Ngoài ra, tỉnh công bố danh sách các đơn vị thu cà phê mua uy tín. Và các đơn vị vận chuyển chất lượng để cung cấp cho người dân. Nhằm giải quyết các nhu cầu: Chuẩn bị sân phơi, máy sấy và chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết.

Trên đây là tổng hợp thông tin được chia sẻ bởi TTP GLOBAL. Hy vọng chia sẻ này cập nhật kịp thời thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi humicgrowth.vn để cập nhật tin tức mỗi ngày.

Nguồn: Tổng hợp

Tìm hiểu thêm: 

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *