[ Kiến Thức Nông Nghiệp ]

Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi

image_print

Cũng như tất cả các loại cây trồng, cây có múi chịu tác động nhiều từ yếu tố dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu trường hợp cây thiếu dinh dưỡng quả bị biến dạng, kém phẩm chất và giảm năng suất thương phẩm. Cây ăn quả có múi thường khá mẫn cảm với việc thừa – thiếu các yếu tố dinh dưỡng có sẵn trong đất hoặc từ phân bón, nguồn nước tưới,… Cùng tìm hiểu chi tiết các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi“.

"Yếu

 

Các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi

Trong cây có múi cần các chất dinh dưỡng, nếu thiếu hụt hay thừa thì sẽ khiến cây chậm phát triển, quả đạt năng suất kém và ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Vai trò của đạm (N) đối với cây có múi

Đạm – thành phần rất quan trọng đối với cây có múi hay còn gọi là Nitơ. Không chỉ riêng đối với cây có múi, đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng với hầu hết cây trồng. Vai trò chính của đạm (N):

  • Thành phần có trong chất diệp lục của cây.
  • Thúc đẩy sự phát triển của lá và hình thành hoa.
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra hoa – đậu quả, hình thành và phát triển của cây.

Phân bón có chứa nitơ thường được sử dụng theo 3 dạng để hạn chế sự thất thoát đạm cho cây trồng:

  1. Sử dụng các loại phân bón kiểm soát sự phân giải
  2. Chọn các chế phẩm đạm Urea chậm tan
  3. Quản lý hàm lượng hữu cơ có trong đất

Trường hợp bà con nông dân cần sử dụng dinh dưỡng đạm đối với cây có múi. Điều này sẽ tùy vào độ tuổi cây để xác định lượng phân bón cần cung cấp hàng năm.

  • Mới trồng: Một cây có múi cần khoảng 50gram nitơ
  • Khi 1 tuổi: Cây cần 110gram nitơ
  • Từ 1 – 6 tuổi: Cần thêm 110gram/nitơ cho mỗi năm
  • Cây trưởng thành > 6 tuổi: Cần khoảng 650gram

Lưu ý: Cây trồng thừa đạm: Trái cây có vỏ dày, hàm lượng đường thấp và sự màu sắc trái không rõ ràng (vàng xanh)

Vai trò của Lân (P) đối với các loại cây có múi

Phân lân hay còn gọi là phosphate có vai trò rất quan trọng đối với cây có múi. Loại phân này tham gia trong quá trình quang hợp của cây, liên quan đến quá trình vận chuyển và hình thành đường. Đồng thời, có mặt trong hoạt động enzyme của cây, quá trình hình thành hoa, phát triển và làm cho chất lượng quả tốt hơn.

Lân – một trong những thành phần tạo nên ATP và ADP, với vai trò:

  • Cung cấp năng lượng sống cho cây trồng
  • Kích thích sự hình thành phát triển sớm của rễ, thân gốc
  • Thúc đẩy sự hấp thu chất dinh dưỡng, sự phân chia tế bào, sự trao đổi chất.
  • Giúp cây lớn nhanh, phục hồi nhanh hơn.

Lưu ý:

  • Cây trồng nhiều đạm – ít lân: Quả bị dạng (không tròn quả), vỏ dày, thô xốp, hỗng giữa quả và quả ít nước.
  • Cây trồng thiếu Lân: Vỏ dày, quả chua và chín muộn."Vai

Vai trò của Kali (K) đối với cây có múi

Sự hình thành và hoạt động của chất béo, các protein,, Carbohydrate và chất diệp lục Kali đóng vai trò hết sức quan trọng với cây có múi.

Vai trò chính của Kali với cây trồng có múi:

  • Chất này sẽ giúp cho cây có thể duy trì được sự cân bằng nước và muối trong tế bào.
  • Tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, khả năng đậu của tốt hơn.
  • Hạn chế mọc chồi non lúc ra hoa, tránh ảnh hưởng khả năng hô hấp của cây.
  • Tăng kích thước và chất lượng trái cây.
  • Tăng cường khả năng chịu lạnh của cây trồng vào mùa đông.

Bên cạnh đó còn một số loại nguyên tố khác: Kẽm, boron, sắt, calcium, magnesium, mangan, Cu,… Tác động và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây có múi. Chính vì vậy bà con cần phải bổ sung đầy đủ giúp cây phát triển. Tạo qua to, đạt được chất lượng và có năng suất cao.

Vai trò của Canxi (Ca) đối với cây trồng có múi

Canxi là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi, dễ thấy:

  • Dưỡng chất giúp hình thành tế bào và màng và là yếu tố thiết yếu để hình thành tế bào mới
  • Khắc phục sự tổn thương của đầu rễ, hạn chế các yếu tố nấm gây hại.

Lưu ý:

Cây trồng thiếu hụt Canxi:

  • Rễ phát triển kém, lá bị quăn và cây bị hoại tử, thối đuôi quả.
  • Trái cây bị đắng, chua, nứt quả, bảo quản kém và dễ bị úng nước.

Ngoài ra, còn có các chất dinh dưỡng khác, cũng đóng vai trò quan trọng đối với các loại cây có múi. Vui lòng liên hệ TTP GLOBAL để được giải đáp chi tiết. Và cách để giải quyết việc cung cấp cân đối yếu tố dinh dưỡng cho cây có múi. Giải pháp đơn giản, thuận tiện nhất được chuyên gia khuyên là sử dụng để cân đối yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi là phân bón hữu cơ và vô cơ.

Kết luận

Đối với các loại cây: Bưởi, cam, chanh… các triệu chứng thiếu sắt, kẽm và mangan là phổ biến nhất. Và chúng có thể xảy ra cả ở đất axit (đất bị rửa trôi) và đất kiềm (độ hòa tan kim loại thấp).

Nhận biết cây thiếu dinh dưỡng qua quan sát lá
Nhận biết cây thiếu dinh dưỡng qua quan sát lá

Sự thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng có thể là theo mùa và tạm thời.

  • Theo dõi sự thiếu hụt kim loại (vi lượng) có thể được giải quyết bằng các biện pháp.
  • Axit hóa đất (đất có độ pH cao).
  • Sử dụng phân bón vi lượng gốc Chelate vào đất.
  • Phun phân bón lá có bổ sung vi lượng dạng chelate.

Trên cây trồng có thể xuất hiện các triệu chứng thiếu cùng lúc nhiều loại đa – trung – vi lượng khác nhau.

Phân tích đất, biểu hiện lá để biết hàm lượng dinh dưỡng trong đất từ đó bà con nông dân có thể bổ sung dinh dưỡng một cách chính xác nhất.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, tích hợp hệ thống tính toán đinh dưỡng cây trồng. Bổ sung dinh dưỡng kịp thời, theo dõi trực tuyến để tối ưu hóa năng suất và chất lượng hoa quả và nông sản là điều cần thiết.

Bà con nông dân thắc mắc và cần hỗ trợ tư vấn về cây trồng. Hoặc cần tìm hiểu loại phân bón hữu cơ phù hợp để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho tất cả các loại cây. Vui lòng liên hệ TTP GLOBAL để được chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm thông tin liên quan:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *